KINH ĐẠI BI TÂM ĐÀ RA NI
Trương Hán Siêu
Bạch Đằng giang phú
Khách hữu:
Quải hãn mạn chi phong phàm,
Thập hạo đãng chi hải nguyệt.
Triều kiết huyền hề Nguyên Tương,
Mộ u thám hề Vũ Huyệt.
Cửu Giang Ngũ Hồ,
Tam Ngô Bách Việt.
Nhân tích sở chí,
Mi bất kinh duyệt,
Hung thôn Vân Mộng giả sổ bách,
Nhi tứ phương tráng chí do khuyết như dã.
Nãi cử tiếp hề trung lưu, tòng tử trường chi viễn du.
Thiệp đại than khẩu, tố đông triều đầu, để Bạch Đằng giang, thị phiếm thị phù.
Tiếp kình ba ư vô tế, trám diêu vĩ chi tương mâu.
Thủy thiên nhất sắc, phong cảnh tam thu.
Chử địch ngạn lô, sắt sắt sưu sưu.
Chiết kích trầm giang, khô cốt doanh khâu.
Thảm nhiên bất lạc, trữ lập ngưng mâu.
Niệm hào kiệt chi dĩ vãng, thán tông tích chi không lưu.
Giang biên phụ lão vị ngã hà cầu?
Hoặc phò lê trượng, hoặc trạo cô chu,
Tiếp dư nhi ngôn viết:
Thử trọng hưng nhị thánh cầm Ô Mã Nhi chi chiến địa, dữ tích thì Ngô chủ phá Lưu Hoằng Tháo chi cố châu dã.
Đương kì:
Trục lô thiên lý, tinh kì ỷ ni.
Tì hưu lục quân, binh nhận phong khởi, thư hùng vị quyết, nam bắc đối lũy.
Nhật nguyệt hôn hề vô quang, thiên địa lẫm hề tướng hủy.
Bỉ tất liệt chi thế cương, Lưu Cung chi kế quỷ.
Tự vị đầu tiên, khả tảo nam kỉ.
Kí nhi : hoàng thiên trợ thuận, hung đồ phi mi.
Mạnh Đức Xích Bích chi sư, đàm tiếu phi hôi.
Phục Kiên Hợp Phì chi trận, tu du tống tử.
Chí kim giang lưu, chung bất tuyết sỉ.
Tái tạo chi công, thiên cổ xưng mĩ.
Tuy nhiên:
Tự hữu vũ trụ, cố hữu giang sơn.
Tín thiên tiệm chi thiết hiểm, lại nhân kiệt dĩ điện an.
Mạnh Tân chi hội, ưng dương nhược lã.
Duy thủy chi chiến, quốc sĩ như hàn.
Duy thử giang nhi đại tiệp, do đại vương chi tặc nhàn.
Anh phong khả tưởng, khẩu bi bất san.
Hoài cổ nhân hề vẫn thế,
Lâm giang lưu hề hậu nhan.
Hành thả ca viết: "đại giang hề cổn cổn, hồng đào cự lãng hề triều tông vô tận. nhân nhân hề văn danh, phỉ nhân hề câu mẫn."khách tòng nhi canh ca viết: "nhị thánh hề thùy minh, tựu thử giang hề tẩy giáp binh.
Hồ trần bất cảm động hề, thiên cổ thăng bình.
Tín tri:
Bất tại quan hà chi hiểm hề, duy tại ý đức chi mạc kinh.
Bản dịch:
Bài phú sông Bạch Đằng
Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ huyệt.
Cửu Giang, Ngũ Hồ,
Tam Ngô, Bách Việt.
Nơi có người đi,
Đâu mà chẳng biết.
Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều,
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.
Bèn giữa dòng chừ buông chèo,
Học Tử Trường chừ thú tiêu dao.
Qua cửa Đại Than,
Ngược bến Đông Triều,
Đến sông Bạch Đằng,
Thuyền bơi một chiều.
Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu.
Nước trời một sắc,
Phong cảnh ba thu.
Bờ lau san sát,
Bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy,
Gò đầy xương khô.
Buồn vì cảnh thảm,
Đứng lặng giờ lâu.
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu.
Bên sông bô lão hỏi,
Hỏi ý ta sở cầu.
Có kẻ lê gậy chống trước,
Có người thuyền nhẹ bơi sau.
Vái ta mà thưa rằng:
“Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng Nhị Thánh bắt Ô Mã,
Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao”.
Đương khi ấy:
Thuyền tàu muôn đội,
Tinh kì phấp phới.
Hùng hổ sáu quân,
Giáo gươm sáng chói.
Trận đánh được thua chửa phân,
Chiến luỹ bắc nam chống đối.
Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,
Bầu trời đất chừ sắp đổi.
Kìa:
Tất Liệt thế cường,
Lưu Cung chước dối.
Những tưởng gieo roi một lần,
Quét sạch Nam bang bốn cõi.
Thế nhưng:
Trời cũng chiều người,
Hung đồ hết lối
Trận Xích Bích, quân Tào Tháo tan tác tro bay,
Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.
Đến nay sông nước tuy chảy hoài,
Mà nhục quân thù khôn rửa nổi.
Tái tạo công lao,
Nghìn xưa ca ngợi.
Tuy nhiên:
Từ có vũ trụ,
Đã có giang san.
Quả là trời đất cho nơi hiểm trở,
Cũng nhờ nhân tài giữ cuộc trị an.
Hội nào bằng hội Mạnh Tân, có vương sư họ Lã,
Trận nào bằng trận Duy Thuỷ, có quốc sĩ họ Hàn.
Khi trận Bạch Đằng mà đại thắng,
Bởi đại vương coi thế giặc nhàn.
Tiếng thơm còn mãi,
Bia miệng không mòn.
Đến chơi sông chừ ủ mặt,
Nhớ người xưa chừ lệ chan.
Rồi vừa đi vừa ca rằng:
“Sông Đằng một dải dài ghê,
Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông.
Những phường bất nghĩa tiêu vong,
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh!”
Khách cũng nối tiếp mà ca rằng:
“Anh minh hai vị thánh quân,
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.
Giặc tan muôn thuở thanh bình,
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.”
Câu này hay:
" Giặc tan muôn thuở thanh bình,
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.”
Bạch Đằng giang phú
Khách hữu:
Quải hãn mạn chi phong phàm,
Thập hạo đãng chi hải nguyệt.
Triều kiết huyền hề Nguyên Tương,
Mộ u thám hề Vũ Huyệt.
Cửu Giang Ngũ Hồ,
Tam Ngô Bách Việt.
Nhân tích sở chí,
Mi bất kinh duyệt,
Hung thôn Vân Mộng giả sổ bách,
Nhi tứ phương tráng chí do khuyết như dã.
Nãi cử tiếp hề trung lưu, tòng tử trường chi viễn du.
Thiệp đại than khẩu, tố đông triều đầu, để Bạch Đằng giang, thị phiếm thị phù.
Tiếp kình ba ư vô tế, trám diêu vĩ chi tương mâu.
Thủy thiên nhất sắc, phong cảnh tam thu.
Chử địch ngạn lô, sắt sắt sưu sưu.
Chiết kích trầm giang, khô cốt doanh khâu.
Thảm nhiên bất lạc, trữ lập ngưng mâu.
Niệm hào kiệt chi dĩ vãng, thán tông tích chi không lưu.
Giang biên phụ lão vị ngã hà cầu?
Hoặc phò lê trượng, hoặc trạo cô chu,
Tiếp dư nhi ngôn viết:
Thử trọng hưng nhị thánh cầm Ô Mã Nhi chi chiến địa, dữ tích thì Ngô chủ phá Lưu Hoằng Tháo chi cố châu dã.
Đương kì:
Trục lô thiên lý, tinh kì ỷ ni.
Tì hưu lục quân, binh nhận phong khởi, thư hùng vị quyết, nam bắc đối lũy.
Nhật nguyệt hôn hề vô quang, thiên địa lẫm hề tướng hủy.
Bỉ tất liệt chi thế cương, Lưu Cung chi kế quỷ.
Tự vị đầu tiên, khả tảo nam kỉ.
Kí nhi : hoàng thiên trợ thuận, hung đồ phi mi.
Mạnh Đức Xích Bích chi sư, đàm tiếu phi hôi.
Phục Kiên Hợp Phì chi trận, tu du tống tử.
Chí kim giang lưu, chung bất tuyết sỉ.
Tái tạo chi công, thiên cổ xưng mĩ.
Tuy nhiên:
Tự hữu vũ trụ, cố hữu giang sơn.
Tín thiên tiệm chi thiết hiểm, lại nhân kiệt dĩ điện an.
Mạnh Tân chi hội, ưng dương nhược lã.
Duy thủy chi chiến, quốc sĩ như hàn.
Duy thử giang nhi đại tiệp, do đại vương chi tặc nhàn.
Anh phong khả tưởng, khẩu bi bất san.
Hoài cổ nhân hề vẫn thế,
Lâm giang lưu hề hậu nhan.
Hành thả ca viết: "đại giang hề cổn cổn, hồng đào cự lãng hề triều tông vô tận. nhân nhân hề văn danh, phỉ nhân hề câu mẫn."khách tòng nhi canh ca viết: "nhị thánh hề thùy minh, tựu thử giang hề tẩy giáp binh.
Hồ trần bất cảm động hề, thiên cổ thăng bình.
Tín tri:
Bất tại quan hà chi hiểm hề, duy tại ý đức chi mạc kinh.
Bản dịch:
Bài phú sông Bạch Đằng
Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ huyệt.
Cửu Giang, Ngũ Hồ,
Tam Ngô, Bách Việt.
Nơi có người đi,
Đâu mà chẳng biết.
Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều,
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.
Bèn giữa dòng chừ buông chèo,
Học Tử Trường chừ thú tiêu dao.
Qua cửa Đại Than,
Ngược bến Đông Triều,
Đến sông Bạch Đằng,
Thuyền bơi một chiều.
Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu.
Nước trời một sắc,
Phong cảnh ba thu.
Bờ lau san sát,
Bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy,
Gò đầy xương khô.
Buồn vì cảnh thảm,
Đứng lặng giờ lâu.
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu.
Bên sông bô lão hỏi,
Hỏi ý ta sở cầu.
Có kẻ lê gậy chống trước,
Có người thuyền nhẹ bơi sau.
Vái ta mà thưa rằng:
“Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng Nhị Thánh bắt Ô Mã,
Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao”.
Đương khi ấy:
Thuyền tàu muôn đội,
Tinh kì phấp phới.
Hùng hổ sáu quân,
Giáo gươm sáng chói.
Trận đánh được thua chửa phân,
Chiến luỹ bắc nam chống đối.
Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,
Bầu trời đất chừ sắp đổi.
Kìa:
Tất Liệt thế cường,
Lưu Cung chước dối.
Những tưởng gieo roi một lần,
Quét sạch Nam bang bốn cõi.
Thế nhưng:
Trời cũng chiều người,
Hung đồ hết lối
Trận Xích Bích, quân Tào Tháo tan tác tro bay,
Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.
Đến nay sông nước tuy chảy hoài,
Mà nhục quân thù khôn rửa nổi.
Tái tạo công lao,
Nghìn xưa ca ngợi.
Tuy nhiên:
Từ có vũ trụ,
Đã có giang san.
Quả là trời đất cho nơi hiểm trở,
Cũng nhờ nhân tài giữ cuộc trị an.
Hội nào bằng hội Mạnh Tân, có vương sư họ Lã,
Trận nào bằng trận Duy Thuỷ, có quốc sĩ họ Hàn.
Khi trận Bạch Đằng mà đại thắng,
Bởi đại vương coi thế giặc nhàn.
Tiếng thơm còn mãi,
Bia miệng không mòn.
Đến chơi sông chừ ủ mặt,
Nhớ người xưa chừ lệ chan.
Rồi vừa đi vừa ca rằng:
“Sông Đằng một dải dài ghê,
Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông.
Những phường bất nghĩa tiêu vong,
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh!”
Khách cũng nối tiếp mà ca rằng:
“Anh minh hai vị thánh quân,
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.
Giặc tan muôn thuở thanh bình,
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.”
Câu này hay:
" Giặc tan muôn thuở thanh bình,
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.”
Bình Ngô Đại Cáo
Đại thiên hành hóa hoàng thượng nhược viết.
Cái văn:
Nhân nghĩa chi cử, yếu tại an dân,
Điếu phạt chi sư mạc tiên khứ bạo.
Duy, ngã Đại Việt chi quốc,
Thật vi văn hiến chi bang.
Sơn xuyên chi phong vực kí thù,
Nam bắc chi phong tục diệc dị.
Tự Triệu Đinh Lý Trần chi triệu tạo ngã quốc,
Dữ Hán Đường Tống Nguyên nhi các đế nhất phương.
Tuy cường nhược thì hữu bất đồng,
Nhi hào kiệt thế vị thường phạp.
Cố Lưu Cung tham công dĩ thủ bại,
Nhi Triệu Tiết hảo đại dĩ xúc vong.
Toa Đô kí cầm ư Hàm Tử quan,
Ô Mã hựu ế ư Bạch Đằng hải.
Kê chư vãng cổ,
Quyết hữu minh trưng.
Khoảnh nhân Hồ chính chi phiền hà.
Chí sử nhân tâm chi oán bạn.
Cuồng Minh tứ khích, nhân dĩ độc ngã dân;
Ác đảng hoài gian, cánh dĩ mại ngã quốc.
Hân thương sinh ư ngược diệm,
Hãm xích tử ư họa khanh.
Khi thiên võng dân, quỷ kế cái thiên vạn trạng;
Liên binh kết hấn nẫm ác đãi nhị thập niên.
Bại nghĩa thương nhân, càn khôn kỉ hồ dục tức;
Trọng khoa hậu liễm, sơn trạch mi hữu kiết di.
Khai kim trường tái mạo lam chướng nhi phủ sơn đào sa,
Thái minh châu tắc xúc giao long nhi căng yêu thộn hải.
Nhiễu dân thiết huyền lộc chi hãm tịnh,
Điễn vật chức thúy cầm chi võng la.
Côn trùng thảo mộc giai bất đắc dĩ toại kì sinh,
Quan quả điên liên câu bất hoạch dĩ an kì sở.
Tuấn sinh linh chi huyết dĩ nhuận kiệt hiệt chi vẫn nha;
Cực thổ mộc chi công dĩ sùng công tư chi giải vũ.
Châu lí chi chinh dao trọng khốn,
Lư diêm chi trữ trục giai không.
Quyết Đông Hải chi thủy bất túc dĩ trạc kì ô,
Khánh Nam Sơn chi trúc bất túc dĩ thư kì ác.
Thần dân chi sở cộng phẫn,
Thiên địa chi sở bất dung.
Dư:
Phấn tích Lam Sơn,
Thê thân hoang dã.
Niệm thế thù khởi khả cộng đái,
Thệ nghịch tặc nan dữ câu sinh.
Thống tâm tật thủ giả thùy thập dư niên,
Thường đảm ngọa tân giả cái phi nhất nhật.
Phát phẫn vong thực, mỗi nghiên đàm thao lược chi thư,
Tức cổ nghiệm kim, tế suy cứu hưng vong chi lí.
Đồ hồi chi chí
Ngộ mị bất vong.
Đương nghĩa kì sơ khởi chi thì,
Chính tặc thế phương trương chi nhật.
Nại dĩ:
Nhân tài thu diệp,
Tuấn kiệt thần tinh.
Bôn tẩu tiên hậu giả kí phạp kì nhân,
Mưu mô duy ác giả hựu quả kì trợ.
Đặc dĩ cứu dân chi niệm, mỗi uất uất nhi dục đông;
Cố ư đãi hiền chi xa, thường cấp cấp dĩ hư tả.
Nhiên kì:
Đắc nhân chi hiệu mang nhược vọng dương,
Do kỉ chi thành thậm ư chửng nịch.
Phẫn hung đồ chi vị diệt,
Niệm quốc bộ chi tao truân.
Linh Sơn chi thực tận kiêm tuần,
Khôi Huyện chi chúng vô nhất lữ.
Cái thiên dục khốn ngã dĩ giáng quyết nhiệm,
Cố dữ ích lệ chí dĩ tế vu nan.
Yết can vi kì, manh lệ chi đồ tứ tập;
Đầu giao hưởng sĩ, phụ tử chi binh nhất tâm.
Dĩ nhược chế cường, hoặc công nhân chi bất bị;
Dĩ quả địch chúng thường thiết phục dĩ xuất kì.
Tốt năng:
Dĩ đại nghĩa nhi thắng hung tàn,
Dĩ chí nhân nhi dị cường bạo.
Bồ Đằng chi đình khu điện xế,
Trà Lân chi trúc phá hôi phi.
Sĩ khí dĩ chi ích tăng,
Quân thanh dĩ chi đại chấn.
Trần Trí Sơn Thọ văn phong nhi sỉ phách,
Lý An Phương Chính giả tức dĩ thâu sinh.
Thừa thắng trường khu, Tây Kinh kí vị ngã hữu;
Tuyển binh tiến thủ, Đông Đô tận phục cựu cương.
Ninh Kiều chi huyết thành xuyên, lưu tinh vạn lí;
Tốt Động chi thi tích dã, di xú thiên niên.
Trần Hiệp tặc chi phúc tâm, kí kiêu kì thủ;
Lý Lượng tặc chi gian đố, hựu bạo quyết thi.
Vương Thông lí loạn nhi phần giả ích phần,
Mã Anh cứu đấu nhi nộ giả ích nộ.
Bỉ trí cùng nhi lực tận, thúc thủ đãi vong;
Ngã mưu phạt nhi tâm công, bất chiến tự khuất.
Vị bỉ tất dị tâm nhi cải lự,
Khởi ý phục tác nghiệt dĩ tốc cô.
Chấp nhất kỉ chi kiến dĩ giá họa ư tha nhân,
Tham nhất thì chi công dĩ di tiếu ư thiên hạ.
Toại linh Tuyên Đức chi giảo đồng, độc binh vô yếm;
Nhưng mệnh Thạnh Thăng chi nọa tướng, dĩ du cứu phần.
Đinh vị cửu nguyệt Liễu Thăng toại dẫn binh do Khâu Ôn nhi tiến,
Nản niên thập nguyệt Mộc Thạnh hựu phân đồ tự Vân Nam nhi lai.
Dư tiền kí tuyển binh tái hiểm dĩ tồi kì phong,
Dư hậu tái điều binh tiệt lộ dĩ đoạn kì thực.
Bản nguyệt thập bát nhật Liễu Thăng vị ngã quân sở công, kế trụy ư Chi Lăng chi dã;
Bản nguyệt nhị thập nhật Liễu Thăng hựu vị ngã quân sở bại, thân tử ư Mã An chi sơn.
Nhị thập ngũ nhật Bảo Định bá Lương Minh trận hãm nhi táng khu,
Nhị thập bát nhật Thượng thư Lý Khánh kế cùng nhi vẫn thủ.
Ngã toại nghênh nhận nhi giải,
Bỉ tự đảo qua tương công.
Kế nhi tứ diện thiêm binh dĩ bao vi,
Kì dĩ thập nguyệt trung tuần nhi điễn diệt.
Viên tuyển tì hưu chi sĩ,
Thân mệnh trảo nha chi thần.
Ẩm tượng nhi hà thủy càn,
Ma đao nhi sơn thạch khuyết.
Nhất cổ nhi kình khô ngạc đoạn,
Tái cổ nhi điểu tán quân kinh.
Quyết hội nghĩ ư băng đê,
Chấn cương phong ư cảo diệp.
Đô đốc Thôi Tụ tất hành nhi tống khoản,
Thượng thư Hoàng Phúc diện phọc dĩ tựu cầm.
Cương thi tái Lượng Giang Lượng Sơn chi đồ,
Chiến huyết xích Xương Giang Bình Than chi thủy.
Phong vân vị chi biến sắc,
Nhật nguyệt thảm dĩ vô quang.
Kì Vân Nam binh vị ngã quân sở ách ư Lê Hoa, tự đỗng nghi hư hạt nhi tiên dĩ phá phủ;
Kì Mộc Thạnh chúng văn Liễu Thăng vị ngã quân sở bại ư Cần Trạm, toại lận tạ bôn hội nhi cận đắc thoát thân.
Lãnh Câu chi huyết chử phiếu, giang thủy vị chi ô yết;
Đan Xá chi thi sơn tích, dã thảo vị chi ân hồng.
Lưỡng lộ cứu binh kí bất toàn chủng nhi câu bại,
Các thành cùng khấu diệc tướng giải giáp dĩ xuất hàng.
Tặc thủ thành cầm, bỉ kí trạo ngạ hổ khất liên chi vĩ;
Thần võ bất sát, dư diệc thể thượng đế hiếu sinh chi tâm.
Tham tướng Phương Chính, Nội quan Mã Kỳ, tiên cấp hạm ngũ bách dư sưu, kí độ hải nhi do thả hồn phi phách tán;
Tổng binh Vương Thông, Tham chính Mã Anh, hựu cấp mã sổ thiên dư thất, dĩ hoàn quốc nhi ích tự cổ lật tâm kinh.
Bỉ kí uý tử tham sinh, nhi tu hảo hữu thành;
Dư dĩ toàn quân vi thượng, nhi dục dân chi đắc tức.
Phi duy mưu kế chi cực kì thâm viễn,
Cái diệc cổ kim chi sở vị kiến văn.
Xã tắc dĩ chi điện an,
Sơn xuyên dĩ chi cải quan.
Càn khôn kí bĩ nhi phục thái,
Nhật nguyệt kí hối nhi phục minh.
Vu dĩ khai vạn thế thái bình chi cơ,
Vu dĩ tuyết thiên địa vô cùng chi sỉ.
Thị do thiên địa tổ tông chi linh hữu
Dĩ mặc tương âm hữu nhi trí nhiên dã
Ô hô!
Nhất nhung đại định, hất thành vô cạnh chi công;
Tứ hải vĩnh thanh, đản bố duy tân chi cáo.
Bá cáo hà nhĩ,
Hàm sử văn tri.
Bản dịch của Ngô tất Tố
Bình Ngô Đại Cáo
Thay trời hành hóa, hoàng thượng chiếu rằng,
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo;
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Nước non bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần; bao đời xây nền độc lập;
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên; mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.
Cho nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại;
Triệu Tiết chí lớn phải vong thân;
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét.
Chứng cứ còn ghi.
Vưà rồi:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà
Để trong nước lòng dân oán hận
Quân cuồng Minh thưà cơ gây loạn
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế
Gây thù kết oán trải mấy mươi năm
Bại nhân nghĩa nát cả đất trờị
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc,
Ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,
Khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Vét sản vật, bắt dò chim sả, chốn chốn lưới chăng.
Nhiễu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng,
Máu mỡ bấy no nê chưa chán,
Nay xây nhà, mai đắp đất,
Chân tay nào phục dịch cho vừa ?
Nặng nề những nổi phu phen
Tan tác cả nghề canh cửi.
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi!
Lòng người đều căm giận,
Trời đất chẳng dung tha;
Ta đây:
Núi Lam Sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống
Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh,
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ
Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi
Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đang mạnh.
Lại ngặt vì:
Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
Nhân tài như lá mùa thu,
Việc bôn tẩu thiếu kẻ đở đần,
Nơi duy ác hiếm người bàn bạc,
Tấm lòng cứu nước,
Vẫn đăm đăm muốn tiến về Đông,
Cỗ xe cầu hiền,
Thường chăm chắm còn dành phía tả.
Thế mà:
Trông người, người càng vắng bóng,
Miịt mù như nhìn chốn bể khơi.
Tự ta, ta phải dốc lòng,
Vội vã hơn cứu người chết đói.
Phần vì giận quân thù ngang dọc,
Phần vì lo vận nước khó khăn,
Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,
Lúc Khôi Huyện quân không một đội.
Trời thử lòng trao cho mệnh lớn
Ta gắng trí khắc phục gian nan.
Nhân dân bốn cõi một nhà,
Dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới
Tướng sĩ một lòng phụ tử,
Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.
Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh,
Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều.
Trọn hay:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạọ
Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay.
Sĩ khí đã hăng quuân thanh càng mạnh.
Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía,
Lý An, Phương Chính, nín thở cầu thoát thân.
Thừa thắng đuổi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lại,
Tuyển binh tiến đánh, Đông Đô đất cũ thu về.
Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh hôi vạn dặm
Tụy Động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm.
Phúc tâm quân giặc: Trần Hiệp đã phải bêu đầu
Mọt gian kẻ thù: Lý Lượng cũng đành bỏ mạng.
Vương Thông gỡ thế nguy,
Mà đám lửa cháy lại càng cháy
Mã Anh cứu trận đánh
Mà quân ta hăng lại càng hăng.
Bó tay để đợi bại vong,
Giặc đã trí cùng lực kiệt,
Chẳng đánh mà người chịu khuất,
Ta đây mưu phạt tâm công.
Tưởng chúng biết lẽ ăn năn
Nên đã thay lòng đổi dạ
Ngờ đâu vẫn đương mưu tính
Lại còn chuốc tội gây oan.
Giữ ý kiến một người,
Gieo vạ cho bao nhiêu kẻ khác,
Tham công danh một lúc,
Để cười cho tất cả thế gian.
Bởi thế:
Thằng nhãi con Tuyên Đức động binh không ngừng
Đồ nhút nhát Thạnh, Thăng đem dầu chữa cháy
Đinh mùi tháng chín,
Liễu Thăng đem binh từ Khâu Ôn kéo lại
Năm ấy tháng mười,
Mộc Thạnh chia đường từ Vân Nam tiến sang.
Ta trước đã điều binh thủ hiểm,
Chặt mũi tiên phong
Sau lại sai tướng chẹn đường
Tuyệt nguồn lương thực
Ngày mười tháng tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế
Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong
Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn.
Thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá
Bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau
Lại thêm quân bốn mặt vây thành
Hẹn đến giữa tháng mười diệt giặc
Sĩ tốt kén người hùng hổ
Bề tôi chọn kẻ vuốt nanh
Gươm mài đá, đá núi cũng mòn
Voi uống nước, nước sông phải cạn.
Dánh một trận, sạch không kình ngạc
Đánh hai trận tan tác chim muông.
Cơn gió to trút sạch lá khô,
Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ.
Đô đốc Thôi Tụ lê gối dâng tờ tạ tội,
Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng.
Lạng Giang, Lạng Sơn, thây chất đầy đường
Xương Giang, Bình Than, máu trôi đỏ nước
Ghê gớm thay! Sắc phong vân phải đổi,
Thảm đạm thay! Ánh nhật nguyệt phải mờ.
Bị ta chặn ở Lê Hoa,
Quân Vân Nam nghi ngờ, khiếp vía mà vỡ mật
Nghe Thăng thua ở Cần Trạm,
Quân Mộc Thạnh xéo lên nhau, chạy để thoát thân.
Suối Lãnh Câu, máu chảy thành sông,
Nước sông nghẹn ngào tiếng khóc
Thành Đan Xá, thây chất thành núi,
Cỏ nội đầm đìa máu đen.
Cứu binh hai đạo tan tành, quay gót chẳng kịp,
Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng
Tướng giặc bị cầm tù,
Như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
Thần vũ chẳng giết hại,
Thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền,
Ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,
Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa,
Về đến nước mà vẫn tim đập chân run.
Họ đã tham sống sợ chết mà hòa hiếu thực lòng
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức.
Chẳng những mưu kế kì diệu
Cũng là chưa thấy xưa nay
Xã tắc từ đây vững bền
Giang sơn từ đây đổi mới
Càn khôn bĩ rồi lại thái
Nhật nguyệt hối rồi lại minh
Ngàn năm vết nhục nhã sạch làu
Muôn thuở nền thái bình vững chắc
Âu cũng nhờ trời đất tổ tông
Linh thiêng đã lặng thầm phù trợ;
Than ôi! Một cỗ nhung y chiến thắng,
Nên công oanh liệt ngàn năm
Bốn phương biển cả thanh bình,
Ban chiếu duy tân khắp chốn.
Xa gần bá cáo,
Ai nấy đều hay.
-----------------------------------------------------------------------------------
Có Phúc Có Phần
Bạch Vân Cư Sỹ _ Nguyễn Bỉnh Khiêm
Trời sinh, trời ắt đã dành phần
Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ
Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
Bạo hung chỉn đã gươm mài đá
Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
Chớ có hại nhân mà ích kỷ
Giấu người, khôn giấu được linh thần.
Câu này hay:
"Chớ có hại nhân mà ích kỷ
Giấu người, khôn giấu được linh thần."
--------------------------------------------------------------------------------
Bạch Vân Cư Sỹ _ Nguyễn Bỉnh Khiêm
Trời sinh, trời ắt đã dành phần
Tu hãy cho hiền, dạ có nhân
Khó chớ oán thân, thân mới nhẹ
Giàu mà yêu chúng, chúng càng gần
Bạo hung chỉn đã gươm mài đá
Phúc đức rành hay cỏ đượm xuân
Chớ có hại nhân mà ích kỷ
Giấu người, khôn giấu được linh thần.
Câu này hay:
"Chớ có hại nhân mà ích kỷ
Giấu người, khôn giấu được linh thần."
--------------------------------------------------------------------------------
Trạng trình Nguyễn bỉnh Khiêm
THỊNH ĐỨC
Bài hai mươi là thiên thịnh đức
Một số điều đã được rút ra.
Người thực tài chẳng ba hoa,
Thường khi dung mạo cứ là như ngây.
Có ruộng không cấy cày thì đói,
Có sách không học hỏi thì ngu.
Trai không dạy, khác chi lừa,
Gái ngu thì cũng giống như lợn sề.
Trai sợ vợ bởi vì nhu nhược,
Gái kính chồng vì được nết ngoan.
Phải dè xẻn bởi thiếu ăn,
Sống xa xỉ bởi nguyên nhân của thừa.
Vừa lười nhác, lại vừa ngu xuẩn,
Thì giầu sang đâu đến mà mơ.
Hay đến thân cũng thành sơ,
Ngồi dai chủ chẳng bao giờ thích đâu.
Uống rượu đấu khẩu nhau ít chứ,
Mới là người quân tử phòng thân.
Thóc tiền sòng phẳng đồng cân,
Mới là đức độ, tinh thần trượng phu.
Con cá bị giật lên bờ
Có hối cũng chẳng bao giờ được tha.
Làm việc xấu đã sa pháp luật,
Hối ba lần cũng thật muộn mằn.
Nước loạn chớ đến dung thân
Nơi nguy hiểm chớ bước chân lần vào.
Phép quyền biến làm sao biết trước,
Phải đắn đo mong được an toàn,
Lò lửa ví như phép quan,
Lòng người như sắt như gang trong lò
Người yếu phải nương nhờ người mạnh,
Giúp được người là hạnh phúc thay,
Không thù dai chẳng hại ai,
Tuy nhiên vẫn phải nhớ bài phòng thân.
Trên lượng cả, chẳng cần phạt dưới,
Kẻ trịch thượng từ chối đừng chơi.
Nước trong ít cá lội bơi,
Sống nhiều khe khắt, ít người mến thân.
Trạng trình Nguyễn bỉnh Khiêm
HIẾU HOÀN
Bài hai mươi mốt hai chữ hiếu hoàn.
Hiếu hoàn luật xoay vần vay trả,
Báo ứng nhanh gương đã nhiều rồi.
Nhạt nồng khéo ở lòng người,
Dở hay đã có đạo trời phân minh.
Trời mưa gió thình lình bất chắc,
Người có khi dồn dập tai ương.
Có đức dễ được thọ trường,
Tu nhân tích đức, phúc thường dầy thêm.
Lừa dối người là mầm tai họa,
Phúc dầy nhờ lượng cả bao dung.
Cẩn thận chẳng sợ khốn cùng,
Nhẫn thì chẳng nhục, vạ không đến mình.
Sống bình tĩnh được yên lành mãi
Biết kiệm cần đỡ phải reo neo.
Trên sông tùy khúc bơi chèo,
Vào nhà tùy lúc liệu chiều tuân theo.
Dạy con cháu bằng điều từ thiện,
Lấy khoan dung điều khiển người theo.
Một năm kế hoạch ăn tiêu,
Không gì bằng cấy trồng nhiều lúa khoai
Kế mười năm dài hơn một chút,
Không gì bằng trồng được nhiều cây.
Còn như kế hoạch lâu dài,
Là trồng cây đức dẻo dai liền liền.
Dù lắm tiền thuốc men tẩm bổ,
Chẳng bằng đêm nằm ngủ riêng giường.
Dạy con lần mở văn chương,
Ở trong vùng bạc kim cương có thừa.
Một con được ơn vua lộc nước,
Để cả nhà cũng được thơm lây.
Siêng năng học tập đêm ngày,
Để mà chiêm nghiệm lời này khuyên răn.
Việc đúng cứ tiến hành đừng sợ,
Trời sẽ cho phúc ở tầm tay
Lấy điều đạo lý xưa nay,
Truyền cho con cháu đời này đời sau.
Câu này hay:
" Còn như kế hoạch lâu dài,
Là trồng cây đức dẻo dai liền liền."
- -----------------------------------------------------------------------------
Trạng Trình Nguyễn bỉnh Khiêm
NĂNG TĨNH
Bài hai mươi hai dạy người điều năng tĩnh.
Biết đắn đo sống hẳn yên lành.
Biết suy nghĩ việc dễ thành,
Cầu đâu được đấy vui lành biết bao.
Khi sống biết lo sau tính trước.
Lúc lâm chung hẳn được yên lành.
Tuổi già lắm bệnh phát sinh,
Đều do lúc trẻ tự mình làm ra.
Lúc thịnh đạt gian tà trái đạo,
Khi tuổi già quả báo coi chừng!
Sợ thay “Đốm lửa thiêu rừng”,
Nửa câu nói trái, sau đừng khoe khôn.
Biết điều thiện ôn tồn nhắc bạn,
Chỉ nơi nguy cho người khách lánh xa.
Khi lòng hiểm độc gian tà,
Niệm kinh gõ mõ quả là vô duyên.
Đem bố thí bằng tiền bất chính,
Cũng chỉ là vô ích mà thôi.
Chỉ một hành động xấu chơi,
Nói khôn nói khéo, ai người còn tin.
Sống thừa mứa bạc tiền nhung lụa,
Chắc đâu bằng sống đủ mà vui.
Gần mực thì ắt phải đen thui
Gần son thì đỏ sự đời chẳng sai.
Gần người ngu biến hay thành dốt,
Gần người hiền càng tốt thêm ra.
Người quân tử đức nở hoa,
Tiểu nhân tìm cách xấu xa học đòi.
Ngẫm xem muôn sự ở đời,
Ác thì gặp ác, nhân thời gặp nhân.
Con ngựa cùng, vung chân đập phá,
Chim cùng đường, liều mổ đòi bay,
Thú cũng muốn xổng chạy dài,
Bản năng tự vệ muôn loài bẩm sinh.
Người giả dối thì đừng bắt chuyện,
Gái lẳng lơ thì biến cho xa.
Những người ngay thẳng hiền hoà,
Kiên tâm gần gũi để mà học theo.
Kẻ nghiện ngập lêu têu, hợm hĩnh.
Hãy coi chừng! Cố tránh đừng chơi.
Mới hay hậu bạc ở đời
Trắng, đen cũng bởi lòng người mà ra.
Câu này hay:
" Khi lòng hiểm độc gian tà,
Niệm kinh gõ mõ quả là vô duyên."
---------------------------------------------------------------------------------------------
Trạng Trình Nguyễn bỉnh Khiêm
THƯ TẤT
Bài hai mươi ba là bài thư tất
Sách Bạch Vân kết luận dạy rằng:
Muôn việc khởi tự cái Tâm,
Nếu lòng buông thả, lỗi lầm đến ngay.
Học điều hay tỏ bài chân lý
Bảo tồn Chân - Thiện - Mỹ sáng trong
Thánh nhân trợ giúp bao dung,
Tiến –lui, còn - mất mới mong tinh tường.
Không để mất kỷ cương chính đạo,
Lời thánh hiền dạy bảo thiêng liêng;
Hiếu-Trung-Cần-Kiệm-Chính-Liêm
Xa gần kính trọng, dưới trên thuận hòa.
Sự kính nhường coi là cái gốc,
Lấy học hành tri thức nâng lên.
Chân thành học hỏi thường xuyên,
Muốn tu cái đức phải nghiêm với mình.
Những điều giáo huấn anh minh,
Thành tâm bái phục, ân tình chẳng quên.
Câu này hay:
" Hiếu-Trung-Cần-Kiệm-Chính-Liêm
Xa gần kính trọng, dưới trên thuận hòa."
THƯ TẤT
Bài hai mươi ba là bài thư tất
Sách Bạch Vân kết luận dạy rằng:
Muôn việc khởi tự cái Tâm,
Nếu lòng buông thả, lỗi lầm đến ngay.
Học điều hay tỏ bài chân lý
Bảo tồn Chân - Thiện - Mỹ sáng trong
Thánh nhân trợ giúp bao dung,
Tiến –lui, còn - mất mới mong tinh tường.
Không để mất kỷ cương chính đạo,
Lời thánh hiền dạy bảo thiêng liêng;
Hiếu-Trung-Cần-Kiệm-Chính-Liêm
Xa gần kính trọng, dưới trên thuận hòa.
Sự kính nhường coi là cái gốc,
Lấy học hành tri thức nâng lên.
Chân thành học hỏi thường xuyên,
Muốn tu cái đức phải nghiêm với mình.
Những điều giáo huấn anh minh,
Thành tâm bái phục, ân tình chẳng quên.
Câu này hay:
" Hiếu-Trung-Cần-Kiệm-Chính-Liêm
Xa gần kính trọng, dưới trên thuận hòa."
Trạng trình Nguyễn bỉnh Khiêm
HIẾU HẠNH
Đức hiếu hạnh là chương thứ nhất
Hãy suy xem sự thật ra sao
Trăm hay lấy hiếu làm đầu,
Vạn điều ác cũng khơi mào từ dâm(1)
Dành sách cho con cháu là quý
Nhưng dễ đâu họ đã đọc cho.
Dành vàng cho họ đầy kho,
Chắc đâu họ đã giữ cho lâu bền.
Chi bằng tích đức liền liền,
Mới là cái kế lâu bền về sau
Hoạ hay phúc biết đâu là cửa
Do con người định cả đấy thôi.
Ngẫm xem quy luật đất trời,
Trồng đậu được đậu, dưa thời được dưa
Lưới trời rộng thưa, mà không lọt,
Không bao giờ bỏ sót chính tà.
Biết xấu thời tránh cho xa,
Biết lỗi sửa lỗi ấy là điều hay.
Trước khoan nhượng, sau dày quả phúc,
Trước mở mang, sau được phúc lành
Chớ chơi với kẻ bất minh
Của phi nghĩa chớ chiếm thành của ta.
Lòng chớ nghĩ gian tà, hiểm độc,
Chân đi không bước bậy, giẫm càn.
Nghe lời nói thẳng rõ ràng,
Thấy nơi chình nghĩa đường hoàng thì theo.
Người siêng năng thêm nhiều tuổi thọ,
Kẻ chơi bời đa số chết non.
Sự đời chậm chắc thì hơn,
Tình người thoang thoảng thì hơn quá nồng.
Sự sang giầu nếu không đáng hưởng,
Cố hưởng, rồi cũng chẳng ra sao.
Chưa già đã hưởng lộc cao,
Hẳn rằng sau cũng mau mau hết đời.
Kẻ mưu mô hại người người hại
Nuôi hận thù thì mãi không thôi
Người quân tử chẳng hoài hơi,
Chẳng cần lý sự tránh lời hơn thua.
Có bệnh, biết phòng ngừa bệnh tật,
Thì con người chắc hẳn sống lâu.
Có việc, biết bảo ban nhau,
Cửa nhà yên ấm, bền lâu tình người.
Lấy vợ đâu kén đẹp người.
Được người hiền đức thì đời mới vui.
Mối quan hệ với người thân quyến,
Dù xa gần năng đến thăm nhau,
Quan chức chẳng cứ thấp cao,
Thanh liêm, cần mẫn, dân nào chẳng yêu.
Tình bạn bè giúp nhau mới đẹp,
Chớ có vì nhậu nhẹt thân chơi.
Ngọc là vật quý ở đời
Cháu con hiếu thảo sáng ngời là phong.
------------------------------------------------------------
HIẾU HẠNH
Đức hiếu hạnh là chương thứ nhất
Hãy suy xem sự thật ra sao
Trăm hay lấy hiếu làm đầu,
Vạn điều ác cũng khơi mào từ dâm(1)
Dành sách cho con cháu là quý
Nhưng dễ đâu họ đã đọc cho.
Dành vàng cho họ đầy kho,
Chắc đâu họ đã giữ cho lâu bền.
Chi bằng tích đức liền liền,
Mới là cái kế lâu bền về sau
Hoạ hay phúc biết đâu là cửa
Do con người định cả đấy thôi.
Ngẫm xem quy luật đất trời,
Trồng đậu được đậu, dưa thời được dưa
Lưới trời rộng thưa, mà không lọt,
Không bao giờ bỏ sót chính tà.
Biết xấu thời tránh cho xa,
Biết lỗi sửa lỗi ấy là điều hay.
Trước khoan nhượng, sau dày quả phúc,
Trước mở mang, sau được phúc lành
Chớ chơi với kẻ bất minh
Của phi nghĩa chớ chiếm thành của ta.
Lòng chớ nghĩ gian tà, hiểm độc,
Chân đi không bước bậy, giẫm càn.
Nghe lời nói thẳng rõ ràng,
Thấy nơi chình nghĩa đường hoàng thì theo.
Người siêng năng thêm nhiều tuổi thọ,
Kẻ chơi bời đa số chết non.
Sự đời chậm chắc thì hơn,
Tình người thoang thoảng thì hơn quá nồng.
Sự sang giầu nếu không đáng hưởng,
Cố hưởng, rồi cũng chẳng ra sao.
Chưa già đã hưởng lộc cao,
Hẳn rằng sau cũng mau mau hết đời.
Kẻ mưu mô hại người người hại
Nuôi hận thù thì mãi không thôi
Người quân tử chẳng hoài hơi,
Chẳng cần lý sự tránh lời hơn thua.
Có bệnh, biết phòng ngừa bệnh tật,
Thì con người chắc hẳn sống lâu.
Có việc, biết bảo ban nhau,
Cửa nhà yên ấm, bền lâu tình người.
Lấy vợ đâu kén đẹp người.
Được người hiền đức thì đời mới vui.
Mối quan hệ với người thân quyến,
Dù xa gần năng đến thăm nhau,
Quan chức chẳng cứ thấp cao,
Thanh liêm, cần mẫn, dân nào chẳng yêu.
Tình bạn bè giúp nhau mới đẹp,
Chớ có vì nhậu nhẹt thân chơi.
Ngọc là vật quý ở đời
Cháu con hiếu thảo sáng ngời là phong.
------------------------------------------------------------
Thơ dạy đời - Nguyễn Bỉnh Khiêm
Bài thứ ba: VỀ GIÀU SANG
Bài thứ ba bàn sự giàu sang
Giàu với sang ai chả ước mong,
Nhưng giàu sang chẳng chính công,
Là phi đạo đức, hẳn không lâu bền.
Ai sống kẻ nghèo hèn cũng chán,
Nhưng bất lương đuổi hẳn chẳng đi.
No cơm hẩm thiết gì thịt cá,
Vui cảnh nghèo, quên cả giàu sang.
Người quyền quý, lắm bạc vàng,
Lấy gương xử với họ hàng mà soi.
Ở phải đạo, nhiều người giúp đỡ,
Sống bất lương, ít chỗ thân tình.
Thà nghèo giữ được thơm danh,
Hơn giàu lắm chuyện phẩm bình, cười chê.
Bọ ngựa rình con ve định bắt,
Chim sẻ rình bọ sát phía sau…
Tiếng tăm lừng lẫy càng nhiều,
Tránh xa kẻ xấu sinh điều ghét ghen.
Nhiều tài cũng lắm phen khốn khổ,
Nhiều công là cái hố suy bì.
Nhớ rằng đừng cậy, chẳng khoe,
Phải luôn thận trọng chớ hề phô trương.
Nói với bạn việc ngay ý thẳng,
Phải người tham họ chẳng nghe đâu.
Nói với quan chuyện thanh cao,
Phải quan tham nhũng hẳn sau nó trù.
----------------------------------------------------
Bài thứ hai: PHẬN LÀM CON
Phận làm con phải thông đạo hiếu,
Phận làm dân phải hiểu chữ trung.
Trên ra lệnh, dưới phục tùng,
Cha làm việc tốt, con cùng làm theo.
Của cải nhiều dùng lâu cũng hết,
Chữ hiếu trung hưởng mãi vô cùng.
Bàn mưu tư lợi thì đừng,
Bàn điều chân chính, nên cùng tham gia.
Làm tốt chớ ba hoa kể lể,
Hoa sớm nở, thì hoa dễ sớm tàn.
Cẩn thận đáng giá ngàn vàng,
Phải suy nghĩ kỹ hãy làm mới hay.
Người tốt hay xắn tay làm phúc,
Giúp ai không lợi dụng người ta.
Người biết lỗi, sửa thì tha,
Trị người có tội, chớ mà quá nghiêm.
Dạy điều thiện, đừng nên tham quá,
Để người học có khả năng theo
Khoan hòa sẽ được tin yêu,
Siêng năng cần mẫn ắt nhiều thành công.
Nói thận trọng thì không sợ lỗi,
Làm thận trọng đỡ hối về sau.
Thế lực dù mạnh đến đâu,
Nếu đem dùng hết, ắt sau hại mình.
Hoặc cậy thế tạo thành phúc lộc,
Hẳn rằng sau cũng chẳng ra gì.
Cứ đường chính đạo mà đi,
Hiếu, Trung, Nhân, Nghĩa nghĩ suy mà làm.
----------------------------------------------------------
Thơ dạy đời - Nguyễn Bỉnh Khiêm
Bài thứ tư: ĐẠI NGHĨA
Bài thứ tư nêu câu Đại nghĩa
Dạy cho người ta biết để khuyên nhau.
Trung với nước đặt lên hàng đầu,
Đạo cha con được xếp vào đại luân.
Trai tài biết thương dân, thủ tiết,
Gái kiên trinh phải biết giữ mình.
Người tài nước được thơm danh,
Vợ giỏi như được ngọc lành trời cho.
Gái bất chính thì cho chẳng lấy,
Trai có tài mắc bẫy thì ngu.
Bất trung dễ mắc mưu thù,
Minh quân như mù mới lấy làm quan.
Con dân thường chăm ngoan học giỏi,
Cũng có ngày tiến tới làm quan,
Con quan chẳng chịu học hành,
Suốt đời cũng chỉ làm anh dân thường.
Làm quan chức, thấm ơn chế độ,
Có nuôi con, mới nhớ được công cha.
Muốn lòng ngay thẳng thật thà,
Rèn luyện ý chí phải là đầu tiên.
Câu này hay:
" Vợ giỏi như được ngọc lành trời cho.
Gái bất chính thì cho chẳng lấy,"
----------------------------------------------------------------------------
Bài thứ tư: ĐẠI NGHĨA
Bài thứ tư nêu câu Đại nghĩa
Dạy cho người ta biết để khuyên nhau.
Trung với nước đặt lên hàng đầu,
Đạo cha con được xếp vào đại luân.
Trai tài biết thương dân, thủ tiết,
Gái kiên trinh phải biết giữ mình.
Người tài nước được thơm danh,
Vợ giỏi như được ngọc lành trời cho.
Gái bất chính thì cho chẳng lấy,
Trai có tài mắc bẫy thì ngu.
Bất trung dễ mắc mưu thù,
Minh quân như mù mới lấy làm quan.
Con dân thường chăm ngoan học giỏi,
Cũng có ngày tiến tới làm quan,
Con quan chẳng chịu học hành,
Suốt đời cũng chỉ làm anh dân thường.
Làm quan chức, thấm ơn chế độ,
Có nuôi con, mới nhớ được công cha.
Muốn lòng ngay thẳng thật thà,
Rèn luyện ý chí phải là đầu tiên.
Câu này hay:
" Vợ giỏi như được ngọc lành trời cho.
Gái bất chính thì cho chẳng lấy,"
----------------------------------------------------------------------------
Trạng Trình Nguyễn bỉnh Khiêm
Bài thứ năm: CHÍ THIỆN
Bài thứ năm, tâm linh chí thiện
Mong tốt lành mọi chuyện công tư.
Rất vui là đọc thi thư,
Việc đời mệt nhất ấy là dậy con.
Cha nghiêm phụ răn con hiếu thảo,
Mẹ nhân từ dạy bảo gái ngoan.
Nhà lành hương toả chi lan,
Ở lâu chẳng thấy mùi thơm ngạt ngào.
Gần kẻ ác như vào chợ cá,
Buộc người ta quen cả mùi tanh.
Có nết tốt chẳng kiêu căng,
Đức dày thêm mãi tạo thành thói quen.
Giàu chớ kiêu chớ nên ích kỷ,
Sang cũng đừng xa sỉ, hợm đời.
Việc làm muốn tốt tuyệt vời,
Ba lần căn nhắc hẳn hoi mới làm.
Suy tính kỹ bao hàm hai ý:
Việc chung riêng thấu lý đạt tình.
Từ xưa vẫn sợ, vẫn kinh,
Lòng người nham hiểm nảy sinh khó lường
Kẻ tiểu nhân mưu đồ xảo quyệt,
Thích mưu đồ tiêu diệt người ngay.
Cho dù hiểm độc, quắt quay,
Không qua lẽ phải, chẳng xoay đạo trời.
Kẻ bất nhân nhất thời nổi tiếng,
Không người thì trời diệt chẳng tha
Tự nhiên được của đầy nhà,
Một là lộc lớn, hai là họa to
Có lúc bại, trời cho thắng cuộc,
Hoặc đang nghèo bỗng được giầu sang.
Thế gian yêu lắm ghét nhiều,
Khen nhiều chê lắm, bao điều bất an.
Mừng nhiều lo lắm chẳng oan,
Vinh nhiều nhục lắm, thế gian thường tình.
Đừng cậy thế mà sinh kiêu ngạo,
Chớ cậy quyền để tạo lợi riêng.
Làm một điều thiện cũng nên,
Trừ một việc ác quả nhiên rất cần.
Sinh sự thì bận tâm mệt sức,
Nên nhún nhường tạo Đức thì hơn.
Việc chuẩn bị kỹ hãy làm,
Việc không chuẩn bị chớ tham làm bừa.
Bao kinh nghiệm từ xưa đã thấy,
Sai một ly đi mấy dặm đường.
Quả quyết được việc lẽ thường,
Đắn đo hỏng việc, ấy gương ở đời.
Sắc chẳng mê người, chính người mê sắc,
Rượu chẳng say người, chỉ tại người say.
Đừng nên vui quá nói chầy,
Chớ vì sướng quá vung tay làm liều.
Quý chim phượng bởi yêu lông cánh,
Trọng người hiền ở cách nói năng.
Gặp khi hoạn nạn khó khăn,
Hành vi tế nhị, nói năng lựa lời.
Mười mắt rồng và mười tay trỏ
Thật công minh sáng tỏ sâu xa
Quả đào người quý tặng ta,
Ta lấy quả mận đem ra biếu người.
Cung nỏ lạ chớ cầm mà khốn,
Ngựa chẳng quen, chớ cưỡi, vạ lây.
Qua ruộng dưa chớ sửa giầy,
Dưới gốc mận chớ giơ tay sửa đầu.
Coi chừng chốn cửa cao nhà rộng,
Đừng cậy rằng tông tộc mình to.
Họ to lắm chuyện tò mò,
Cửa cao thường giở những trò kiêu căng.
Người tốt, chơi nói năng chân thật,
Kẻ xấu, chơi như mật chết ruồi.
Người tốt bền chí thức thời,
Khó khăn thuận lợi vẫn nuôi chí bền.
Kẻ xấu thường van xin lúc khó,
Được việc rồi thì nó quên luôn.
Mới hay muôn sự vui buồn
Những điều chí thiện phải luôn ghi lòng.
Câu này hay:
" Kẻ bất nhân nhất thời nổi tiếng,
Không người thì trời diệt chẳng tha"
Bài thứ năm: CHÍ THIỆN
Bài thứ năm, tâm linh chí thiện
Mong tốt lành mọi chuyện công tư.
Rất vui là đọc thi thư,
Việc đời mệt nhất ấy là dậy con.
Cha nghiêm phụ răn con hiếu thảo,
Mẹ nhân từ dạy bảo gái ngoan.
Nhà lành hương toả chi lan,
Ở lâu chẳng thấy mùi thơm ngạt ngào.
Gần kẻ ác như vào chợ cá,
Buộc người ta quen cả mùi tanh.
Có nết tốt chẳng kiêu căng,
Đức dày thêm mãi tạo thành thói quen.
Giàu chớ kiêu chớ nên ích kỷ,
Sang cũng đừng xa sỉ, hợm đời.
Việc làm muốn tốt tuyệt vời,
Ba lần căn nhắc hẳn hoi mới làm.
Suy tính kỹ bao hàm hai ý:
Việc chung riêng thấu lý đạt tình.
Từ xưa vẫn sợ, vẫn kinh,
Lòng người nham hiểm nảy sinh khó lường
Kẻ tiểu nhân mưu đồ xảo quyệt,
Thích mưu đồ tiêu diệt người ngay.
Cho dù hiểm độc, quắt quay,
Không qua lẽ phải, chẳng xoay đạo trời.
Kẻ bất nhân nhất thời nổi tiếng,
Không người thì trời diệt chẳng tha
Tự nhiên được của đầy nhà,
Một là lộc lớn, hai là họa to
Có lúc bại, trời cho thắng cuộc,
Hoặc đang nghèo bỗng được giầu sang.
Thế gian yêu lắm ghét nhiều,
Khen nhiều chê lắm, bao điều bất an.
Mừng nhiều lo lắm chẳng oan,
Vinh nhiều nhục lắm, thế gian thường tình.
Đừng cậy thế mà sinh kiêu ngạo,
Chớ cậy quyền để tạo lợi riêng.
Làm một điều thiện cũng nên,
Trừ một việc ác quả nhiên rất cần.
Sinh sự thì bận tâm mệt sức,
Nên nhún nhường tạo Đức thì hơn.
Việc chuẩn bị kỹ hãy làm,
Việc không chuẩn bị chớ tham làm bừa.
Bao kinh nghiệm từ xưa đã thấy,
Sai một ly đi mấy dặm đường.
Quả quyết được việc lẽ thường,
Đắn đo hỏng việc, ấy gương ở đời.
Sắc chẳng mê người, chính người mê sắc,
Rượu chẳng say người, chỉ tại người say.
Đừng nên vui quá nói chầy,
Chớ vì sướng quá vung tay làm liều.
Quý chim phượng bởi yêu lông cánh,
Trọng người hiền ở cách nói năng.
Gặp khi hoạn nạn khó khăn,
Hành vi tế nhị, nói năng lựa lời.
Mười mắt rồng và mười tay trỏ
Thật công minh sáng tỏ sâu xa
Quả đào người quý tặng ta,
Ta lấy quả mận đem ra biếu người.
Cung nỏ lạ chớ cầm mà khốn,
Ngựa chẳng quen, chớ cưỡi, vạ lây.
Qua ruộng dưa chớ sửa giầy,
Dưới gốc mận chớ giơ tay sửa đầu.
Coi chừng chốn cửa cao nhà rộng,
Đừng cậy rằng tông tộc mình to.
Họ to lắm chuyện tò mò,
Cửa cao thường giở những trò kiêu căng.
Người tốt, chơi nói năng chân thật,
Kẻ xấu, chơi như mật chết ruồi.
Người tốt bền chí thức thời,
Khó khăn thuận lợi vẫn nuôi chí bền.
Kẻ xấu thường van xin lúc khó,
Được việc rồi thì nó quên luôn.
Mới hay muôn sự vui buồn
Những điều chí thiện phải luôn ghi lòng.
Câu này hay:
" Kẻ bất nhân nhất thời nổi tiếng,
Không người thì trời diệt chẳng tha"
-------------------------------------------------------------------------
Trạng Trình - Nguyễn bỉnh Khiêm
Bài thứ sáu: THIỆN ÁC
Bài thứ sáu, hai dòng Thiện – Ác,
Là hai điều thật khác nhau xa
Trăm năm trong cõi người ta,
Dở, hay báo ứng, thật là công minh.
Báo ứng có khi nhanh, khi chậm,
Nhà tối, nghèo nào dám coi khinh.
Việc làm phúc nếu vô tình,
Như tuồng lánh nạn, đáng khinh khỏi bàn.
Kẻ bạo ngược mưu toan việc xấu,
Bịp được người sao giấu được trời
Vầng dương mọc lặn luân hồi,
Mặt trăng tròn khuyết, đầy rồi lại cong.
Tình người cũng tụ, xong lại tán,
Buồn lại vui, vui chán lại buồn.
Cỏ hoa sớm nở tối tàn,
Cây tùng cây bách muôn ngàn sức xuân.
Mỗi ngày xét bản thân ba lượt
Đêm nhiều người sẽ biết cho ta.
Số trời vốn sẵn định ra,
Giàu sang có mệnh, vinh hoa có ngày.
Hoa nở muộn do cây cằn cỗi,
Đời chưa vui, bởi nỗi khổ nghèo.
Giàu sang, khách đến thăm nhiều,
Nghèo hèn, thân thích ra chiều cách ly.
Lúc dư dật, phòng khi túng thiếu,
Khi sướng vui, phải liệu khi buồn.
Một nhà nề nếp cương thường,
Cha từ, con thảo, đẹp gương vợ chồng.
Tình anh em: thuận lòng nhân ái,
Nghĩa bạn bè qua lại giúp nhau.
Người con phòng lúc ốm đau.
Chứa thóc phòng đói là câu chí tình.
Giúp người gặp cảnh tình nguy cấp,
Hoặc cứu người trong lúc gian nguy.
Có mới đừng nới cũ đi,
Tiếng nói một nẻo, bụng suy một đằng.
Chớ có lành bắt vành ra méo,
Đừng làm cho bé xé ra to.
Một chút tà tất quanh co,
Người ta sẽ tỏ các trò quắt quay.
Lời không cánh mà bay khắp ngả,
Đạo đức cao thì gốc cả, rễ sâu.
Ngọc vết mài chẳng khó đâu,
Nói sai, biết sửa bao lâu mới lành.
Lời đã nói bay nhanh hơn gió,
Bốn ngựa phi cũng khó đuổi theo.
Khinh người là thói tự kiêu,
Người ta khinh lại, đời nào chịu thua.
Tự khen mình mà chê người hỏng,
Thì người ta có trọng gì mình.
Hãy suy Thiện –Ác, Nhục –Vinh
Ở sao có nghĩa có tình thì hơn.
Việc gia thất muốn yên mọi sự
Mỗi người nên biết xử phận mình
Đừng mưu lấy của bất minh
Chớ ghen ghét với người mình còn thua.
Vợ người ta chớ đùa cợt nhả,
Đừng gièm pha quấy phá hôn nhân.
Một năm có một mùa xuân,
Mỗi ngày chỉ một giờ dần đầu tiên.
Cháy nhà có nước liền dễ chữa,
Láng giềng cần giúp đỡ lẫn nhau.
Tình đời lắm chuyện thương đau,
Anh em để mẩt lòng nhau thật buồn.
Người xưa bảo: thói quen thường vẫn vậy,
Đàn bà thì khó dạy khó chiều.
Quân tử phép chẳng cần theo,
Tiểu nhân chẳng chấp những điều lễ nghi.
Thấy ai có vật gì quý giá,
Chớ lân la tán gạ, nài xin.
Công việc nào quá khó khăn,
Đừng buộc người khác phải lăn vào làm.
Muốn trách người, phải xem mình trước.
Nếu tha mình, tha được người ta.
Đứa bất chính, kẻ gian tà,
Kết thân với chúng dễ mà tàn thân.
Không minh bạch miếng ăn lời nói,
Là nguyên nhân cái tội hại mình.
Lúc trẻ lao động nhiệt tình,
Khi già cuộc sống gia đình thảnh thơi.
Trẻ mà lêu lổng chơi bời,
Về già chắc hẳn cuộc đời gian truân.
Của cho con đâu cần vàng ngọc
Mà cho con được học được hành.
Cho muôn khoảnh ruộng tốt xanh,
Chẳng bằng cho chúng nghề lành trong tay.
Mộng làm giầu thường hay thất đức,
Làm điều nhân khó được giầu sang.
Thuốc hay khó chữa bệnh oan,
Của nhặt được khó mở mang giầu bền.
Bất nghĩa mà trở nên phú quý,
Như mây bay bọt khí nổi trôi.
Phúc do trong sạch lòng người,
Đức từ kiên nhẫn sống đời yêu thương.
Tham lam lắm tất vương tai họa,
Sống bất nhân tội chả thoát đâu.
Tiểu nhân chẳng giúp ai đâu,
Bởi trong lòng họ, như đầu mũi kim.
Chỉ gai góc rắp tìm mưu kế,
Cốt hại người để mong lợi mình.
Người quân tử có bất bình,
Liệu mà xa lánh, kẻo sinh hận thù.
Tình người khác chi tờ giấy trắng,
Như cuộc cờ vốn chẳng giống nhau.
Khéo mà ứng xử với nhau,
Đừng làm ai đó phải chau đôi mày,
Chớ mạt sát day tay mắm miệng,
Để người ta phải nghiến hàm răng.
Ngựa gầy nên kém chạy hăng,
Người không hồ hởi phải chăng vì nghèo.
Sẵn tiền, rượu thì nhiều bạn đấy,
Lúc lâm nguy nào thấy một ai.
Luật trời báo ứng chẳng sai,
Không trước mắt, cũng lâu dài chứng minh.
Câu này hay:
" Mỗi ngày xét bản thân ba lượt
Đêm nhiều người sẽ biết cho ta."
-------------------------------------------------------------------------------------
Trạng Trình - Nguyễn bỉnh Khiêm
Bài thứ tám: AN PHẬN
Giữ yên phận là bài thứ tám
Đừng để người đụng chạm đến ta
Biết lo tính, biết phòng xa,
Khoan dung ngay thẳng hẳn là sống lâu.
Nước chân chính, lòng trời cũng thuận,
Quan thanh liêm dân hẳn yên lòng
Vợ hiền là phúc nhà chồng,
Các con hiếu thảo thì lòng cha yên.
Dẫu có tài giỏi chớ nên khoe khoác,
Nhiễu sự sao bằng được an nhàn.
Bốn mùa ấm lạnh xuềnh xoàng,
Nói năng thận trọng rõ ràng được yên.
Của dễ được tất nhiên dễ mất,
Được vất vả thì mất khó khăn.
Làm thong thả việc chắc ăn
Việc đời muôn sự khó khăn ban đầu.
Người xưa nói những câu triết lý:
Vào núi bắt hổ dễ như chơi,
Còn khi mở miệng dạy người,
Khó khăn nhiều lắm, liệu lời đắn đo.
Quân tử cần ăn no uống đủ,
Không cầu kỳ cốt giữ bình yên.
Trò tìm thầy học dễ tìm,
Thầy tìm trò tựa mò kim đáy hồ.
Việc chia chác chẳng lo ít ỏi,
Chỉ đáng lo cái tội không đều.
Không lo hoàn cảnh túng nghèo,
Chỉ lo xã hội nhiều điều bất công.
Quá nham hiểm bởi lòng tham lắm.
Quá nhẫn tâm lòng hẳn quá tàn.
Câu này hay:
"Vào núi bắt hổ dễ như chơi,
Còn khi mở miệng dạy người,
Khó khăn nhiều lắm, liệu lời đắn đo."
Bài thứ tám: AN PHẬN
Giữ yên phận là bài thứ tám
Đừng để người đụng chạm đến ta
Biết lo tính, biết phòng xa,
Khoan dung ngay thẳng hẳn là sống lâu.
Nước chân chính, lòng trời cũng thuận,
Quan thanh liêm dân hẳn yên lòng
Vợ hiền là phúc nhà chồng,
Các con hiếu thảo thì lòng cha yên.
Dẫu có tài giỏi chớ nên khoe khoác,
Nhiễu sự sao bằng được an nhàn.
Bốn mùa ấm lạnh xuềnh xoàng,
Nói năng thận trọng rõ ràng được yên.
Của dễ được tất nhiên dễ mất,
Được vất vả thì mất khó khăn.
Làm thong thả việc chắc ăn
Việc đời muôn sự khó khăn ban đầu.
Người xưa nói những câu triết lý:
Vào núi bắt hổ dễ như chơi,
Còn khi mở miệng dạy người,
Khó khăn nhiều lắm, liệu lời đắn đo.
Quân tử cần ăn no uống đủ,
Không cầu kỳ cốt giữ bình yên.
Trò tìm thầy học dễ tìm,
Thầy tìm trò tựa mò kim đáy hồ.
Việc chia chác chẳng lo ít ỏi,
Chỉ đáng lo cái tội không đều.
Không lo hoàn cảnh túng nghèo,
Chỉ lo xã hội nhiều điều bất công.
Quá nham hiểm bởi lòng tham lắm.
Quá nhẫn tâm lòng hẳn quá tàn.
Câu này hay:
"Vào núi bắt hổ dễ như chơi,
Còn khi mở miệng dạy người,
Khó khăn nhiều lắm, liệu lời đắn đo."
-------------------------------------------------------------------------------------
Thơ vua Lê Thánh Tông
Đạo Làm Vua
Đạo lớn đế vương nghĩ đã tinh
Thương yêu dân chúng kính trời xanh
Tìm tòi kế sách xây đời thịnh
Bỏ hẳn chơi bời giữ nếp thanh
Cân nhắc anh tài phô đức đẹp
Chăm lo võ bị trọng quyền binh
Điều hoà muôn việc theo mùa tiết
Khắp chốn hân hoan hưởng thái bình
Đạo làm vua
Nhớ lời các bậc đế vương răn:
Trên chăm thần thánh, dưới chăm dân,
Lo xây dựng nước, lo đời thịnh,
Với mình luôn nhớ phải tu thân.
Chiêu hiền đãi sĩ, lo văn đức,
Trọng tài tướng lĩnh, giỏi nuôi quân.
Đạo lớn làm vua là sáng suốt,
Mọi người Kinh, Thượng được ban ân.
Nguyễn Du
Hữu phụ huề tam nhi,
Tương tương tọa đạo bàng.
Tiểu giả tại hoài trung,
Ðại giả trì trúc khuông.
Khuông trung hà sở thịnh?
Lê hoắc tạp tì khang.
Nhật án bất đắc thực,
Y quần hà khuông nhương!
Kiến nhân bất ngưỡng thị,
Lệ lưu khâm lang lang.
Quần nhi thả hỉ tiếu,
Bất tri mẫu tâm thương,
Mẫu tâm thương như hà?
Tuế cơ lưu dị hương.
Dị hương sảo phong thục,
Mễ giá bất thậm ngang.
Bất tích khí hương thổ,
Cẩu đồ cứu sinh phương.
Nhất nhân kiệt dung lực,
Bất sung tứ khẩu lương.
Duyên nhai nhật khất thực,
Thử kế an khả trường.
Nhãn hạ ủy câu hác,
Huyết nhục tự sài lang.
Mẫu tử bất túc tuất,
Phủ nhi tăng đoạn trường.
Kỳ thống tại tâm đầu,
Thiên nhật giai vị hoàng.
Âm phong phiêu nhiên chí,
Hành nhân diệc thê hoàng.
Tạc tiêu Tây Hà dịch,
Cung cụ hà trương hoàng!
Lộc cân tạp ngư xí,
Mãn trác trần trư dương.
Trưởng quan bất hạ trợ,
Tiểu môn chỉ lược thường.
Bát khí vô cố tích,
Lân cẩu yếm cao lương.
Bất tri quan đạo thượng,
Hữu thử cùng nhi nương.
Thùy nhân tả thử đồ,
Trì dĩ phụng quân vương.
Bản Dịch nôm:
Những điều trông thấy
Một mẹ cùng ba con,
Lê la bên đường nọ,
Đứa bé ôm trong lòng,
Đứa lớn tay mang giỏ.
Trong giỏ đựng những gì?
Mớ rau lẫn tấm cám,
Nửa ngày bụng vẫn không,
Áo quần vẻ co dúm.
Gặp người chẳng dám nhìn,
Lệ sa vạt áo ướt,
Mấy con vãn cười đùa,
Biết đâu lòng mẹ xót.
Lòng mẹ xót vì sao?
Đói kém phải phiêu bạt.
Nơi đây mùa khá hơn,
Giá gạo không quá đắt.
Quản chi bước lưu ly,
Miễn sống qua thì đói.
Nhưng một người làm thuê ,
Nuôi bốn miệng sao nổi!
Lần phố xin miếng ăn,
Cách ấy đâu được mãi!
Chết lăn rãnh đến nơi,
Thịt da béo cầy sói.
Mẹ chết có tiếc gì,
Thương đàn con vô tội,
Nỗi đau như xé lòng,
Trời cao có thấu nổi?
Gió lạnh bỗng đâu về
Khách đi đường rầu rĩ,
Đêm qua trạm Tây hà
Mâm cổ sang vô kể?
Nào vây cá, gân hươu,
Lợn dê mâm đầy ngút,
Quan lớn không gắp qua,
Các thầy chỉ nếm chút.
Thức ăn thừa đổ đi
Quanh xóm no đàn chó,
Biết đâu bên đường quan,
Có mẹ con cực khổ!
Ai vẽ bức tranh này
Dâng lên nhà vua rõ!
---------------------------------------------------------------------------------------------------------
Biết phận mình hãy đừng than thở
Kiếp hồng trần là nợ là vay
Dù cho thân xác đọa đầy
Giữ tâm trong sạch có ngày danh thơm
Ráng gieo trồng sẽ sanh trái ngọt
Theo cha lành bòn mót công phu
Dù ai đi võng đi dù
Phận mình mình giữ đường tu cho tròn.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tặng Bùi Công
thơ Hồ Chí Minh
Khán thư sơn điều thê song hãn,
Phê trát xuân hoa chiếu nghiễn trì,
Tiệp báo tần lai lao dịch mã,
Tư công tức cảnh tặng tân thi.
Dịch thơ
Tặng cụ Bùi Bằng Đoàn
Xem sách, chim rừng vào cửa đậu,
Phê văn, hoa núi ghé nghiên soi.
Tin vui thắng trận dồn chân ngựa.
Nhớ cụ thơ xuân tặng một bài.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Vô đề
thơ Hồ Chí Minh
Sơn kính khách lai, hoa mãn địa,
Tùng lâm quân đáo, điểu xung thiên.
Quân cơ, quốc kế thương đàm liễu.
Huề dũng giai đồng quán thái viên.
Dịch thơ (người dịch: Sóng Hồng)
Không đề
Đường non, khách tới hoa đầy,
Rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn.
Việc quân, việc nước đã bàn,
Xách bương, dắt tre ra vườn hái rau.
-------------------------------------------------------------------
Thu dạ
thơ Hồ Chí Minh
Trù hoạch canh thâm tiệm đắc nhàn,
Thu phong thu vũ báo thu hàn.
Hốt văn thu địch sơn tiền hưởng,
Du kích quy lai tửu vị tàn.
Dịch thơ
Đêm thu
Bàn việc canh chầy mới tạm ngơi,
Gió mưa thu báo lạnh thu rồi.
Còi thu bỗng rúc vang từng núi,
Du kích về thôn, rượu chửa vơi.
--------------------------------------------------------------------
Tân xuất ngục học đăng sơn
thơ Hồ Chí Minh
Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân,
Giang tâm như kính tịnh vô trần;
Bồi hồi độc bộ Tây Phong lĩnh,
Dao vọng Nam thiên ức cố nhân.
Dịch thơ
Mới ra tù học leo núi
Núi ấp ôm mây, mây ấp núi,
Lòng sông gương sáng bụi không mờ,
Bồi hồi dạo bước Tây Phong lĩnh,
Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa.
----------------------------------------------------------------------
http://www.google.de/imgres?imgurl=https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEg2FsBRN9fMd-tuVwtDQ4ZXEt0e5dk8UXv3aGxHkHmIuyUg7Nw8T2A58lIcGlAeKZn5AilFfl-Dnz-amnlTVqVBrIOfkpwEpg6C-iuzAgZwifzXjwwF877Ilu5jTivWoQUHyAUPR7W_dJQ/s640/Hoang+thi%CC%A3+the+-+2.jpeg&imgrefurl=http://lichsuhuyenbivietnam.blogspot.com/2012/10/bi-mat-cua-cao-bien-tap-1-tam-ban-o-bi.html&h=389&w=500&sz=158&tbnid=aaTkrMfXJlZtiM:&tbnh=90&tbnw=116&zoom=1&usg=__c6tihQwYV9ZoNgJ7SCUNTHMFOWQ=&docid=_GEjr9jDOeE_7M&sa=X&ei=TWV2UeupHYb09gT_i4CYBg&ved=0CF0Q9QEwBQ&dur=5315
http://images.google.de/imgres?imgurl=http%3A%2F%2Fhochiminh.vn%2Fworkspace%2FAlbum%2F44P.JPG&imgrefurl=http%3A%2F%2Fhochiminh.vn%2FPages%2FGallery.aspx%3FItemID%3D38&h=476&w=737&tbnid=EvGDKob4oZm3uM%3A&docid=IGYlaJ7hYSP7zM&ei=q06wV-r_BY31gAa6r47QDA&tbm=isch&iact=rc&uact=3&dur=531&page=3&start=58&ndsp=29&ved=0ahUKEwiqgYnj38DOAhWNOsAKHbqXA8oQMwjJAShTMFM&bih=917&biw=1280
– Khẩu nghiệp: là nghiệp lực khó khắc phục nhất cho việc tu hành.
– Khẩu nghiệp: là lực cản trở lớn nhất cho việc tu hành chứng đạo.
– Khẩu nghiệp: là sức mạnh sát hại sinh mạng lớn nhất cho việc tu hành.
– Khẩu nghiệp: là nghiệp lực chính yếu đưa ta đọa xuống ác đạo.
– Khẩu nghiệp: là sức mạnh ngăn trở lớn nhất cho việc vãng sanh.
– Khẩu nghiệp: Khiến cho đạo tràng không được thanh tịnh, thị phi không ngừng.
– Khẩu nghiệp: Khiến cho tăng đoàn không hòa hợp, đạo pháp không hưng thịnh.
– Khẩu nghiệp: Khiến chúng sanh thoái mất đạo tâm, đoạn mất thiện căn làm người.
————-
Bốn Ác Nghiệp Của Một Người
Ai mà khẩu nghiệp không thanh tịnh thì chịu tội cắt lưỡi ở địa ngục.
Thời khắc nào cũng phải tự quản chế mình, không nên buông thả hay nói năng bừa bãi. Nếu trồng nhân không thanh tịnh, tương lai chúng ta nhất định sẽ gặt quả không thanh tịnh.
Khẩu: Miệng, lời nói. Nghiệp: cái hậu quả của việc làm thiện hay ác trong kiếp trước thể hiện ra trong kiếp hiện tại bằng sự hạnh phúc hay đau khổ. Khẩu nghiệp là cái nghiệp do lời nói từ miệng mình gây ra, nên Khẩu nghiệp cũng được gọi là Ngữ nghiệp.
Khi nói Khẩu nghiệp là có ý nói: Khẩu ác nghiệp.
Khẩu ác nghiệp có 4 tội:
– Vọng ngữ (nói láo),
– Ỷ ngữ (nói thêu dệt),
– Lưỡng thiệt (đâm thọc),
– Ác khẩu (chửi rủa).
“Lời nói không thể thấy, không thể cầm nắm được, hình như không có tướng, thế mà tự xưa nay đã gây nên biết bao nụ cười và nước mắt. Có phản ứng tức có tác nhân. Nói đến nhân là nói tướng. Vậy tướng của lời nói là gì?
Người nóng nảy thì hay nói lời xúc xiểm, người dối trá thì lời nói trơn tuột, chẳng thể bắt bẻ họ, nhưng cũng không thể hiểu tâm họ ra sao? Người thâm hiểm thì nói xúc phạm đến kẻ khác bằng giọng nói như hiền từ… tất cả ngôn ngữ này đều phát sinh từ một gốc, đó là Tâm; và do đó tướng của ngôn ngữ là Tâm. Tâm Phật thì lời nói là pháp thiện, Tâm chúng sanh thì lời nói thành ác nghiệp.
Tâm chúng sanh có muôn ngàn tướng thì lời nói cũng gây muôn ngàn nghiệp báo.
Nên quan sát ngôn ngữ của một người là quan sát tâm người ấy. Cách biểu lộ Tâm ở mỗi người mỗi khác, cho nên gọi mỗi người có một ngôn ngữ riêng cũng đúng. Con hãy hiểu họ theo Tâm, đừng chỉ nghe hời hợt bằng tai. Ðó là quan sát âm thanh.
Khi con “không thích lắm” một điều gì, con thường nói “rất ghét” điều ấy. Ở một người chín chắn hơn, họ sẽ nói “không chú ý lắm”. Nếu chỉ hiểu theo cái nghe của tai thì hai lời nói này là 2 sở thích khác nhau. Từ đó gây biết bao điều ngộ nhận.
Ðể quan sát được âm thanh như thật, con không thể dùng cái nghe của tai. Con hãy nghe bằng Tâm. Dùng Tâm mà hiểu tâm, mà tâm nào có thể hiểu tất cả các thứ tâm của chúng sanh? Ðó là tâm Phật. Con không thể thấy tất cả các tâm của người đối thoại, chắc chắn con không thể hiểu hết lời nói của họ. Cho nên chớ vội phản ứng theo cái nghe của riêng mình. Lời nói là Tâm, cho nên Tâm ác sinh lời nói ác. Dù được ẩn giấu, dù người không phát hiện, hay không phản ứng thì điều ác đã sinh, vẫn đem lại quả báo Ác cho con.
Câu nói dân gian “Khẩu xà tâm Phật” là sai hoàn toàn, Phật chẳng bao giờ nói lời độc ác, hại người, là tính cách các con dùng để tả Rắn. Ở mỗi người có cách nói thương khác nhau, có cách biểu hiện Từ Bi khác nhau. Như hạnh sai biệt của các Bồ Tát, thị hiện là Phán quan cũng xét xử công minh, khó có thể gọi là Ác tướng.
Chư Tổ mắng chửi đệ tử từ tâm không, để giáo hóa nhẫn hạnh hay khai ngộ Chân tánh, chẳng thể gọi là Ác khẩu. Nhưng người tự cho mình có Tâm lành, nên buông lời không kềm chế, mỗi lời nói gây hại cho kẻ khác không kể xiết, lại ngụy biện bằng câu “Khẩu xà Tâm Phật” thì khẩu nghiệp ấy thật khôn lường. Từ Tâm Phật thì lời ấy dù thế nào cũng mang lợi cho người nghe. Ngược lại, chỉ gây hại đó gọi là Ác khẩu. Và Tâm Ác sinh tướng Ác, sinh khẩu Ác, sinh nghiệp Ác, sinh Ác báo.
Con hãy cẩn thận lời nói. Lời nói là hơi thở từ miệng. Mà sống chết theo từng hơi thở ra vào, cho nên sống chết cũng theo từng lời nói mà đến đi”.
Tôn giả Ma Ha Mục Kiền Liên là vị có thần thông đệ nhất. Nhưng đức Thế Tôn đã nhiều lần cảnh cáo ông không được tùy tiện hiển hiện thần thông. Tại sao? Bởi vì không phải ai ai cũng có thần thông. Nếu quý vị hiện thần thông một cách bừa bãi, sẽ làm người thế tục kinh sợ, rồi khiến họ mê thích thần thông, sùng bái thần thông. Thế thì người có thần thông sẽ được cúng dường lớn, còn người không có thần thông chắc là chẳng ai muốn cúng dường. Bởi vậy đức Phật mới không cho đệ tử tùy tiện hiện thần thông, với dụng ý là bảo hộ người tu hành đời sau này.
Người tu hành không nên tự khoe khoang về đức hạnh, như nói là mình đã khai ngộ, mình là Tổ Sư hay là Bồ Tát. Đó là đại vọng ngữ, tương lai chết đi sẽ đọa địa ngục bạt thiệt cắt lưỡi. Đây tuyệt hẳn không phải là những lời hý luận giỡn chơi. Chỉ những hạng người vô tri, vô thức mới có thứ hành vi tự mãn như thế. Ví như người nào đó thật sự giàu có, họ tuyệt đối sẽ không nói với người khác rằng: “Các anh có biết không? Tôi có bấy nhiêu hột xoàn, bấy nhiêu ngọc quý nè. Tất cả tài sản bảo vật của toàn thế giới, nếu so ra cũng không nhiều bằng của tôi đâu.” Nếu quý vị tuyên truyền như thế, tức làm mục tiêu cho bọn trộm cướp, chúng nhất định sẽ chú ý đến quý vị và tìm cách cướp đoạt châu báu đó.
Tu đạo cũng tương tự như thế, không nên nói với người khác rằng: “Tôi có thần thông. Tôi có thể nghe Phật và Bồ Tát nói chuyện. Tôi có thể thấy Phật, Bồ Tát hiện ra trước mặt”. Hoặc giả có như thế, tức là tạo cơ hội cho Ma Vương thừa dịp nhập vào hợp tác với quý vị, chỉ huy quý vị để làm quyến thuộc của nó. Bất luận gặp cảnh giới nào, người tu hành cũng nên nhận rõ cảnh giới, chớ để cảnh giới xoay chuyển và nên dùng định lực để chuyển cảnh giới. Không nên hồ đồ, nói năng bừa bãi là mình chứng được thần thông gì, thấy được cảnh giới chi. Quý vị nên hiểu đó là do ma tác quái, nó khiến quý vị mất đạo tâm mà phát cuồng. Đó chính là hiện tượng bị “tẩu hỏa nhập ma,” chứ không phải là cảnh giới thật. Trong kinh Lăng Nghiêm có nói rất rõ về năm mươi loại ấm ma.
Tôi hy vọng mọi người nên triệt để nghiên cứu thấu đáo để khỏi bị nhầm lẫn. Nếu không thì sau này có hối hận cũng không kịp. Người tham thiền không nên chấp vào cảnh giới, gọi là: “Phật đến thì chém Phật, ma đến thì chém ma”. Bất luận ai đến, mình cũng chém hết. Đó là không chấp tất cả các pháp hữu vi, không chấp tất cả các hình tướng. Người tu hành nên chuyên cần nhất tâm dụng công, nếu được vậy thì còn thời gian đâu để lo những chuyện tào lao. Hơn nữa cũng không nên cống cao ngã mạn, mà cũng đừng tham danh, tham lợi. Nếu như quý vị có thứ tư tưởng và hành vi như thế, tức quý vị bị rơi vào cảnh giới của ma rồi. Người tu hành dù ở trong hoàn cảnh nào cũng không nên tự mãn, không được kiêu ngạo, hoặc nghĩ mình là nổi bậc, phi thường. Hãy cẩn thận, không nên sai lầm về nhân quả. Nếu không, chúng ta không tưởng tượng nổi hậu quả sẽ như thế nào.
Người tu hành chủ yếu là tu giới thanh tịnh, tức là ba nghiệp thân, khẩu, ý đều nên thanh tịnh. Người có thần thông, tuyệt đối không được nói là mình có thần thông; hà huống mình vốn không có thần thông mà nói bừa nói láo, há đó không phải là tạo nhân để đọa địa ngục sao? Điều đó quả thật là đáng sợ! Ai mà khẩu nghiệp không thanh tịnh thì chịu tội cắt lưỡi ở địa ngục. Vậy chúng ta chớ nên liều lĩnh. Thời khắc nào cũng phải tự quản chế mình, không nên buông thả hay nói năng bừa bãi. Nếu chúng ta trồng nhân không thanh tịnh, tương lai chúng ta nhất định sẽ gặt quả không thanh tịnh. (28178)
Nên nhớ:
Bảng tin
- Cây cổ thụ phải có ma quỷ, con gái lớn phải có người yêu
ກົກໄມ້ໃຫຍ່ຕ້ອງມີຜີ, ສາວຜູ້ດີຕ້ອງມີສູ້
Kốc mạy nhày toọng mi p*hỉ, sảo phụ đi toọng mi sụ
ກົກໄມ້ໃຫຍ່ຕ້ອງມີຜີ, ສາວຜູ້ດີຕ້ອງມີສູ້
Kốc mạy nhày toọng mi p*hỉ, sảo phụ đi toọng mi sụ
- Uống rượu vào không có gì khó nói (Rượu vào, lời ra)
ເຫຼົ້າເຂົ້າປາກຄຳຍາກບໍ່ມີ
Lậu khậu pạc khoam nhạc bò mi
ເຫຼົ້າເຂົ້າປາກຄຳຍາກບໍ່ມີ
Lậu khậu pạc khoam nhạc bò mi
- Gió lạnh đắp chăn, trời lạnh sưởi lửa, tâm hồn lạnh ôm người yêu/(gái)
ໜາວລົມຫົ່ມຜ້າ, ໜາວຝ້າຟິງໄຟ, ໜາວໃຈກອດສາວ
Nảo lôm hồm p*hạ, nảo phạ phìng phay, nảo chay kọt sảo
ໜາວລົມຫົ່ມຜ້າ, ໜາວຝ້າຟິງໄຟ, ໜາວໃຈກອດສາວ
Nảo lôm hồm p*hạ, nảo phạ phìng phay, nảo chay kọt sảo
- Nước lên cá ăn kiến, nước xuống kiến ăn cá
ນ້ຳຂຶ້ນປາກິນມົດ, ນ້ຳລົດມົດກິນປາ
Nặm khựn pà kin mốt, nặm lốt mốt kin pà
ນ້ຳຂຶ້ນປາກິນມົດ, ນ້ຳລົດມົດກິນປາ
Nặm khựn pà kin mốt, nặm lốt mốt kin pà
- Đi đạp phải chó, về đạp phải nhái (Đi sớm về khuya)
ໄປຢຽບໝາ, ມາຢຽບຂຽດ
Pay diệp mả, ma diệp khiệt
ໄປຢຽບໝາ, ມາຢຽບຂຽດ
Pay diệp mả, ma diệp khiệt
- Lòng người khó lường
ຢ່າເຊື່ອໃຈທາງ ຢ່າວາງໃຈຄົນ
Dà xừa chay thang, dà vang chay khôn
ຢ່າເຊື່ອໃຈທາງ ຢ່າວາງໃຈຄົນ
Dà xừa chay thang, dà vang chay khôn
- Có tật giật mình
ກິນປຸນຮ້ອນທ້ອງ
Kin pun họn thoọng
ກິນປຸນຮ້ອນທ້ອງ
Kin pun họn thoọng
- Mua voi phải xem đuôi, lấy vợ phải nhìn người mẹ
ເບິ່ງຊ້າງຕ້ອງເບິ່ງຫາງ, ເບິ່ງນາງຕ້ອງເບິ່ງແມ່
Bờng xạng toọng bờng hảng, bờng nang toọng bờng mè
ເບິ່ງຊ້າງຕ້ອງເບິ່ງຫາງ, ເບິ່ງນາງຕ້ອງເບິ່ງແມ່
Bờng xạng toọng bờng hảng, bờng nang toọng bờng mè
- Ông bà tổ tiên
ປູ່ຍ່າຕາຍາຍ
Pù nhà ta nhai
ປູ່ຍ່າຕາຍາຍ
Pù nhà ta nhai
- Lá rụng về cội
ໃບຫລົ່ນໃກ້ກົກ
Bay lồn cậy cốc
ໃບຫລົ່ນໃກ້ກົກ
Bay lồn cậy cốc
- Vại lớn đầy, vại nhỏ không đầy
ໄຫໃຫຍ່ເຕັມ,ໄຫນ້ອຍບໍ່ເຕັມ
Hảy nhày têm, hảy nọi bò têm
ໄຫໃຫຍ່ເຕັມ,ໄຫນ້ອຍບໍ່ເຕັມ
Hảy nhày têm, hảy nọi bò têm
- Lên đỉnh mối, xuống vũng heo
(Lên voi, xuống chó)
ຂື້ນຈອມປວກ,ລົງບວກໝູ
Khựn chom puộc, lôông buộc mủ.
(Lên voi, xuống chó)
ຂື້ນຈອມປວກ,ລົງບວກໝູ
Khựn chom puộc, lôông buộc mủ.
- Gần mực thì đen, gần đèn (vàng) thì sáng.
ໃກ້ມຶກດຳ,ໃກ້ຄຳຮຸ່ງ
Cạy mực đăm, cạy khăm hùng
ໃກ້ມຶກດຳ,ໃກ້ຄຳຮຸ່ງ
Cạy mực đăm, cạy khăm hùng
- Sông đầy cá, ruộng đầy lúa.
ນ້ຳເຕັມປາ,ນາເຕັມເຂົ້າ
Nặm têm pa, na têm khậu
ນ້ຳເຕັມປາ,ນາເຕັມເຂົ້າ
Nặm têm pa, na têm khậu
- Có xôi nói xôi dẻo, có thịt khen thịt bùi.
ໄດ້ຈ້ຳແຈ່ວຍ້ອງວ່າແຈ່ວນົວ,ໄດ້ກິນລາບງົວຍ້ອງວ່າລາບງົວແຊບ.
Đạy chăm cheo nhoong và cheo nua, đạy kin lạp ngua nhoong và lạp ngua xẹp.
ໄດ້ຈ້ຳແຈ່ວຍ້ອງວ່າແຈ່ວນົວ,ໄດ້ກິນລາບງົວຍ້ອງວ່າລາບງົວແຊບ.
Đạy chăm cheo nhoong và cheo nua, đạy kin lạp ngua nhoong và lạp ngua xẹp.
Được lòng ta xót xa lòng người. (Yêu vợ thì mất họ hàng)
ຮັກເມຍເສຍພີ່ນ້ອງ
Hắc mia sỉa p'hì nọng
ຮັກເມຍເສຍພີ່ນ້ອງ
Hắc mia sỉa p'hì nọng
Chưa học bò đã lo chạy (dục tốc bất đạt).
ມັກໄວໃຫ້ຄານ,ມັກນານໃຫ້ແລ່ນ
Mắc vay hạy khan, mắc nan hạy lèn
ມັກໄວໃຫ້ຄານ,ມັກນານໃຫ້ແລ່ນ
Mắc vay hạy khan, mắc nan hạy lèn
Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
(Công cha như núi cao, nghĩa mẹ như trời đất)
ຄຸນພໍ່ທໍ່ພູເຂົາກ້າ,ຄຸນແມ່ທໍ່ຟ້າແຜ່ນດິນ
Khun p’hò thò p’hu khậu cạ, khun mè thò phạ p’hèn đin.
(Công cha như núi cao, nghĩa mẹ như trời đất)
ຄຸນພໍ່ທໍ່ພູເຂົາກ້າ,ຄຸນແມ່ທໍ່ຟ້າແຜ່ນດິນ
Khun p’hò thò p’hu khậu cạ, khun mè thò phạ p’hèn đin.
Nằm sương gối đất (ngủ giữa đất, ăn giữa bãi cỏ)
ນອນກາງດິນ,ກິນກາງຍ້າ
Non cang đin, kin cang nhạ.
ນອນກາງດິນ,ກິນກາງຍ້າ
Non cang đin, kin cang nhạ.
Ăn lúc nóng, múa lúc say (ăn khi đói, nói khi say)
ກິນຍາມຮ້ອນ,ຟ້ອນຍາມເມົາ
Kin nham họn, phón nham mau
ກິນຍາມຮ້ອນ,ຟ້ອນຍາມເມົາ
Kin nham họn, phón nham mau
Thức ăn không ăn thì thối, việc cũ không nhắc thì quên
ຂອງກິນບໍ່ກິນມັນເນົ່າ,ຂອງເກົ່າບໍ່ເລົ່າມັນລືມ
Khoỏng kin bò kin măn nầu, khoỏng cầu bò lầu măn lưm
ຂອງກິນບໍ່ກິນມັນເນົ່າ,ຂອງເກົ່າບໍ່ເລົ່າມັນລືມ
Khoỏng kin bò kin măn nầu, khoỏng cầu bò lầu măn lưm
Ăn vừa thèm, nói vừa sự tức giận (ăn bớt đọi, nói bớt lời)
ກິນສົມຢາກ,ປາກສົມຄຽດ
Kin sổm dạc, pạc sổm khiệt
ກິນສົມຢາກ,ປາກສົມຄຽດ
Kin sổm dạc, pạc sổm khiệt
Ăn cơm cùng mâm, ăn cá cùng bát. (đồng cam cộng khổ)
ກິນເຂົ້າຮ່ວມພາ,ກິນປາຮ່ວມຖ້ວຍ
Kin khậu huồm p’ha, kin pa huồm thuội.
ກິນເຂົ້າຮ່ວມພາ,ກິນປາຮ່ວມຖ້ວຍ
Kin khậu huồm p’ha, kin pa huồm thuội.
Ăn cơm mình, đừng bàn tán chuyện người khác.
ກິນເຂົ້າໂຕ,ຢາ່ໂສຄວາມເພີ່ນ
Kin khậu tô, dà sổ khoam phờn
ກິນເຂົ້າໂຕ,ຢາ່ໂສຄວາມເພີ່ນ
Kin khậu tô, dà sổ khoam phờn
Ăn cơm với chả cá thì ngủ ngáy o o, ăn cơm với thịt bò kho thì mơ ác mộng suốt đêm (ăn cơm với cáy thì ngáy o o, ăn cơm thịt bò thì lo ngay ngáy)
ກິນເຂົ້າກັບປົ່ນນອນກົນສອດໆ,ກິນເຂົ້າກັບສິ້ນຫລອດຝັນຮ້າຍຍັ່ງຄືນ.
Kin khậu cặp pồn non côn sọt sọt, kin khậu cặp sịn lọt phẳn hại nhằng khưn.
ກິນເຂົ້າກັບປົ່ນນອນກົນສອດໆ,ກິນເຂົ້າກັບສິ້ນຫລອດຝັນຮ້າຍຍັ່ງຄືນ.
Kin khậu cặp pồn non côn sọt sọt, kin khậu cặp sịn lọt phẳn hại nhằng khưn.
Ăn để sống không phải sống để ăn.
ກິນເພື່ອຢູ່,ບໍ່ແມ່ນຢູ່ເພື່ອກິນ
Kin p’hừa dù, bò mèn dù p’hừa kin.
ກິນເພື່ອຢູ່,ບໍ່ແມ່ນຢູ່ເພື່ອກິນ
Kin p’hừa dù, bò mèn dù p’hừa kin.
Ăn nhiều vỡ bụng, vác nhiều gẫy lưng. (ăn vừa no, làm vừa sức)
ກິນຫລາຍທອງແຕກ,ແບກຫລາຍຫລັງຫັກ
Kin lải thoong tẹc, bẹc lải lẳng hắc
NGỒI THIỀN NHẬP ĐỊNH
Câu hỏi của Diệu Thành (Minh Cảnh)
Hỏi: Kính thưa Thầy! Con được theo Thầy tu học nhiều năm, chỉ thấy Thầy làm việc nhiều để chúng rảnh rang tu học, Thầy thì chẳng thấy ngồi thiền nhập định ngày nào hết.
Vậy sao mà Thầy nhập định tháng này qua tháng khác được?
Đáp: Từ khi làm Phật sự giúp đỡ người tu, Thầy không có thời gian ngồi thiền nhập định một vài tháng, chỉ ngồi nhập định 1, 2 giờ khuya để dưỡng sức lo cho chúng.
Tháng 8 cuối năm 1991 Thầy vào thất với chúng tu tập, lúc bấy giờ Thầy mới có dịp nhập định được 7 ngày và đến 15 ngày để làm gương cho chúng và cũng không còn có thì giờ nhập định lâu hơn, vì phải ở ngoài để lo sự tu tập của chúng. Lỡ chúng tu sai, điên khùng Thầy chịu trách nhiệm nên không dám lơi lỏng.
Nhưng đó là nhập định chơi cho quý Thầy biết mà thôi, chứ nhập định không phải tập ngồi nhiều mà chỉ tập pháp hướng cho có hiệu quả để truyền lệnh nhập định, chứ không phải ngồi lim dim như con cóc từ giờ này đến giờ khác.
Người tu thiền định, muốn nhập định mà không tập luyện pháp hướng tâm, chỉ tập ngồi thiền cho nhiều thì sẽ nhập định con cóc, chứ không có nhập định nào được cả. Vì thiền định của Phật từ giới sinh ra định chứ không phải từ định sinh ra định.
Người muốn nhập các định thì tu tập pháp như lý tác ý (hướng tâm) mới điều khiển nhập được các định. Bởi vì, các loại định đều có sự tịnh chỉ các hành trong thân khác nhau như sau:
1- Sơ Thiền, tịnh chỉ ngôn ngữ.
2- Nhị Thiền, tịnh chỉ tầm tứ.
3- Tam Thiền, tịnh chỉ tưởng (hỷ).
4- Tứ Thiền, tịnh chỉ hơi thở.
Người tu tập pháp hướng tâm chỉ cần ra lệnh tịnh chỉ trạng thái nào hoặc hành tướng nào ở định đó, thì trạng thái, hay hành tướng ở định đó liền tịnh chỉ (ngưng), nhập vào định đó.
Đừng hiểu lầm là phải tập ngồi thiền cho nhiều, ngồi nhiều từ từ sẽ nhập định này rồi đến định khác, đó là người không hiểu thiền định. Thiền định không thể tu tập nhập theo kiểu đó được, tu tập theo kiểu đó chỉ rơi vào các loại tà định (tưởng định). Tu như vậy, chẳng ích lợi gì, không bao giờ làm chủ sanh, già, bệnh, chết được, mà ngược lại chỉ nuôi thiền miệng, thiền lưỡi, chỉ nhập thiền tuởng.
Điều quan trọng của sự tu tập thiền định là phải tu tập “xả tâm diệt ngã, ly dục ly ác pháp”, nhờ đó tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh mới chỉ tịnh chỉ được các hành thì mới nhập các định, nhất là nhập Tứ Thiền hơi thở phải tịnh chỉ. Do đó, an trú trong định 1, 2 ngày rất dễ dàng mà không thấy đau nhức, mỏi mệt gì cả.
Khi tập luyện pháp hướng có đạo lực thì hành giả muốn nhập định lúc nào cũng dễ dàng và nhập bao lâu cũng được tùy theo loại định.
Vì thế, đức Phật mới gọi đó là: “Định Như Ý Túc”. Cho nên khi tâm ly dục, ly ác pháp xong thì mới tu tập thiền định, còn tâm chưa ly dục, ly ác pháp mà tu thiền định thì đó thiền cóc, thiền ngồi, thiền tưởng.
Cho nên, muốn tu tập nhập định cho đúng thiền của Phật giáo như trên đã nói thì phải tu tập giới luật và giữ gìn giới hạnh cho nghiêm chỉnh không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào thì mới nhập định được. Rất mong quý vị hiểu cho.
Khẩu ác nghiệp có 4 tội
– Khẩu nghiệp: là nghiệp lực khó khắc phục nhất cho việc tu hành.
– Khẩu nghiệp: là lực cản trở lớn nhất cho việc tu hành chứng đạo.
– Khẩu nghiệp: là sức mạnh sát hại sinh mạng lớn nhất cho việc tu hành.
– Khẩu nghiệp: là nghiệp lực chính yếu đưa ta đọa xuống ác đạo.
– Khẩu nghiệp: là sức mạnh ngăn trở lớn nhất cho việc vãng sanh.
– Khẩu nghiệp: Khiến cho đạo tràng không được thanh tịnh, thị phi không ngừng.
– Khẩu nghiệp: Khiến cho tăng đoàn không hòa hợp, đạo pháp không hưng thịnh.
– Khẩu nghiệp: Khiến chúng sanh thoái mất đạo tâm, đoạn mất thiện căn làm người.
————-
Bốn Ác Nghiệp Của Một Người
Ai mà khẩu nghiệp không thanh tịnh thì chịu tội cắt lưỡi ở địa ngục.
Thời khắc nào cũng phải tự quản chế mình, không nên buông thả hay nói năng bừa bãi. Nếu trồng nhân không thanh tịnh, tương lai chúng ta nhất định sẽ gặt quả không thanh tịnh.
Khẩu: Miệng, lời nói. Nghiệp: cái hậu quả của việc làm thiện hay ác trong kiếp trước thể hiện ra trong kiếp hiện tại bằng sự hạnh phúc hay đau khổ. Khẩu nghiệp là cái nghiệp do lời nói từ miệng mình gây ra, nên Khẩu nghiệp cũng được gọi là Ngữ nghiệp.
Khi nói Khẩu nghiệp là có ý nói: Khẩu ác nghiệp.
Khẩu ác nghiệp có 4 tội:
– Vọng ngữ (nói láo),
– Ỷ ngữ (nói thêu dệt),
– Lưỡng thiệt (đâm thọc),
– Ác khẩu (chửi rủa).
“Lời nói không thể thấy, không thể cầm nắm được, hình như không có tướng, thế mà tự xưa nay đã gây nên biết bao nụ cười và nước mắt. Có phản ứng tức có tác nhân. Nói đến nhân là nói tướng. Vậy tướng của lời nói là gì?
Người nóng nảy thì hay nói lời xúc xiểm, người dối trá thì lời nói trơn tuột, chẳng thể bắt bẻ họ, nhưng cũng không thể hiểu tâm họ ra sao? Người thâm hiểm thì nói xúc phạm đến kẻ khác bằng giọng nói như hiền từ… tất cả ngôn ngữ này đều phát sinh từ một gốc, đó là Tâm; và do đó tướng của ngôn ngữ là Tâm. Tâm Phật thì lời nói là pháp thiện, Tâm chúng sanh thì lời nói thành ác nghiệp.
Tâm chúng sanh có muôn ngàn tướng thì lời nói cũng gây muôn ngàn nghiệp báo.
Nên quan sát ngôn ngữ của một người là quan sát tâm người ấy. Cách biểu lộ Tâm ở mỗi người mỗi khác, cho nên gọi mỗi người có một ngôn ngữ riêng cũng đúng. Con hãy hiểu họ theo Tâm, đừng chỉ nghe hời hợt bằng tai. Ðó là quan sát âm thanh.
Khi con “không thích lắm” một điều gì, con thường nói “rất ghét” điều ấy. Ở một người chín chắn hơn, họ sẽ nói “không chú ý lắm”. Nếu chỉ hiểu theo cái nghe của tai thì hai lời nói này là 2 sở thích khác nhau. Từ đó gây biết bao điều ngộ nhận.
Ðể quan sát được âm thanh như thật, con không thể dùng cái nghe của tai. Con hãy nghe bằng Tâm. Dùng Tâm mà hiểu tâm, mà tâm nào có thể hiểu tất cả các thứ tâm của chúng sanh? Ðó là tâm Phật. Con không thể thấy tất cả các tâm của người đối thoại, chắc chắn con không thể hiểu hết lời nói của họ. Cho nên chớ vội phản ứng theo cái nghe của riêng mình. Lời nói là Tâm, cho nên Tâm ác sinh lời nói ác. Dù được ẩn giấu, dù người không phát hiện, hay không phản ứng thì điều ác đã sinh, vẫn đem lại quả báo Ác cho con.
Câu nói dân gian “Khẩu xà tâm Phật” là sai hoàn toàn, Phật chẳng bao giờ nói lời độc ác, hại người, là tính cách các con dùng để tả Rắn. Ở mỗi người có cách nói thương khác nhau, có cách biểu hiện Từ Bi khác nhau. Như hạnh sai biệt của các Bồ Tát, thị hiện là Phán quan cũng xét xử công minh, khó có thể gọi là Ác tướng.
Chư Tổ mắng chửi đệ tử từ tâm không, để giáo hóa nhẫn hạnh hay khai ngộ Chân tánh, chẳng thể gọi là Ác khẩu. Nhưng người tự cho mình có Tâm lành, nên buông lời không kềm chế, mỗi lời nói gây hại cho kẻ khác không kể xiết, lại ngụy biện bằng câu “Khẩu xà Tâm Phật” thì khẩu nghiệp ấy thật khôn lường. Từ Tâm Phật thì lời ấy dù thế nào cũng mang lợi cho người nghe. Ngược lại, chỉ gây hại đó gọi là Ác khẩu. Và Tâm Ác sinh tướng Ác, sinh khẩu Ác, sinh nghiệp Ác, sinh Ác báo.
Con hãy cẩn thận lời nói. Lời nói là hơi thở từ miệng. Mà sống chết theo từng hơi thở ra vào, cho nên sống chết cũng theo từng lời nói mà đến đi”.
Tôn giả Ma Ha Mục Kiền Liên là vị có thần thông đệ nhất. Nhưng đức Thế Tôn đã nhiều lần cảnh cáo ông không được tùy tiện hiển hiện thần thông. Tại sao? Bởi vì không phải ai ai cũng có thần thông. Nếu quý vị hiện thần thông một cách bừa bãi, sẽ làm người thế tục kinh sợ, rồi khiến họ mê thích thần thông, sùng bái thần thông. Thế thì người có thần thông sẽ được cúng dường lớn, còn người không có thần thông chắc là chẳng ai muốn cúng dường. Bởi vậy đức Phật mới không cho đệ tử tùy tiện hiện thần thông, với dụng ý là bảo hộ người tu hành đời sau này.
Người tu hành không nên tự khoe khoang về đức hạnh, như nói là mình đã khai ngộ, mình là Tổ Sư hay là Bồ Tát. Đó là đại vọng ngữ, tương lai chết đi sẽ đọa địa ngục bạt thiệt cắt lưỡi. Đây tuyệt hẳn không phải là những lời hý luận giỡn chơi. Chỉ những hạng người vô tri, vô thức mới có thứ hành vi tự mãn như thế. Ví như người nào đó thật sự giàu có, họ tuyệt đối sẽ không nói với người khác rằng: “Các anh có biết không? Tôi có bấy nhiêu hột xoàn, bấy nhiêu ngọc quý nè. Tất cả tài sản bảo vật của toàn thế giới, nếu so ra cũng không nhiều bằng của tôi đâu.” Nếu quý vị tuyên truyền như thế, tức làm mục tiêu cho bọn trộm cướp, chúng nhất định sẽ chú ý đến quý vị và tìm cách cướp đoạt châu báu đó.
Tu đạo cũng tương tự như thế, không nên nói với người khác rằng: “Tôi có thần thông. Tôi có thể nghe Phật và Bồ Tát nói chuyện. Tôi có thể thấy Phật, Bồ Tát hiện ra trước mặt”. Hoặc giả có như thế, tức là tạo cơ hội cho Ma Vương thừa dịp nhập vào hợp tác với quý vị, chỉ huy quý vị để làm quyến thuộc của nó. Bất luận gặp cảnh giới nào, người tu hành cũng nên nhận rõ cảnh giới, chớ để cảnh giới xoay chuyển và nên dùng định lực để chuyển cảnh giới. Không nên hồ đồ, nói năng bừa bãi là mình chứng được thần thông gì, thấy được cảnh giới chi. Quý vị nên hiểu đó là do ma tác quái, nó khiến quý vị mất đạo tâm mà phát cuồng. Đó chính là hiện tượng bị “tẩu hỏa nhập ma,” chứ không phải là cảnh giới thật. Trong kinh Lăng Nghiêm có nói rất rõ về năm mươi loại ấm ma.
Tôi hy vọng mọi người nên triệt để nghiên cứu thấu đáo để khỏi bị nhầm lẫn. Nếu không thì sau này có hối hận cũng không kịp. Người tham thiền không nên chấp vào cảnh giới, gọi là: “Phật đến thì chém Phật, ma đến thì chém ma”. Bất luận ai đến, mình cũng chém hết. Đó là không chấp tất cả các pháp hữu vi, không chấp tất cả các hình tướng. Người tu hành nên chuyên cần nhất tâm dụng công, nếu được vậy thì còn thời gian đâu để lo những chuyện tào lao. Hơn nữa cũng không nên cống cao ngã mạn, mà cũng đừng tham danh, tham lợi. Nếu như quý vị có thứ tư tưởng và hành vi như thế, tức quý vị bị rơi vào cảnh giới của ma rồi. Người tu hành dù ở trong hoàn cảnh nào cũng không nên tự mãn, không được kiêu ngạo, hoặc nghĩ mình là nổi bậc, phi thường. Hãy cẩn thận, không nên sai lầm về nhân quả. Nếu không, chúng ta không tưởng tượng nổi hậu quả sẽ như thế nào.
Người tu hành chủ yếu là tu giới thanh tịnh, tức là ba nghiệp thân, khẩu, ý đều nên thanh tịnh. Người có thần thông, tuyệt đối không được nói là mình có thần thông; hà huống mình vốn không có thần thông mà nói bừa nói láo, há đó không phải là tạo nhân để đọa địa ngục sao? Điều đó quả thật là đáng sợ! Ai mà khẩu nghiệp không thanh tịnh thì chịu tội cắt lưỡi ở địa ngục. Vậy chúng ta chớ nên liều lĩnh. Thời khắc nào cũng phải tự quản chế mình, không nên buông thả hay nói năng bừa bãi. Nếu chúng ta trồng nhân không thanh tịnh, tương lai chúng ta nhất định sẽ gặt quả không thanh tịnh. (28178)