.
127000
Xây Chống
Kính thiên
(một mớ lộc thánh bằng một gánh lộc trần)
Lành ---- ăn đường
( lành cho đường - dữ thêm trượng)
Vui vẻ giản dị
(xởi lởi trời cho - bo bo trời co lại)
---- ong đốt, bụt châm
Nhịn ----hưởng điều lành Chậm ----- uống nước đục
(một điều nhịn chín điều lành)
Hiền ---- Lành Hại nhân ----- nhân hại
(hiền lành, hiền hậu - vừa hưởng điều lành vừa có hậu)
Lành --- sẽ mạnh Ngủ trưa ------ nghèo
( lành mạnh)
thuận ---- sẽ lợi Sờ vào của người ---- ma ám
(thuận lợi)
Thuận --- sẽ lợi Nhòm ngó của người ---- người ghét
Đoàn kết --- sẽ mạnh Tưởng bở ---- sẽ bị thẹn
(một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao)
Nhân từ ---- con sẽ hiếu thuận Lộng ngôn ---- gọi họa
( cha từ con hiếu)
Chuyên cần ---- ấm no Tham ăn ---- thêm bệnh
( giàu đâu đến kẻ ngủ trưa, khó đâu đến kẻ nắng mưa chuyên cần)
Tâm thành ---- trời xét Nói xấu ---- người oán hận
(người xét bề ngoài, trời xét cái tâm)
tâm cần minh
Giữ luật ---- có phước Cho vay nặng lãi ---- hao tán của nhà
( khỏe chẳng khỏi phép)
Hành pháp ---- an toàn Tà dâm ---- nghiệp báo
( thương em anh để trong lòng, việc anh anh cứ phép công anh làm)
Tiết kiệm ----- hơn buôn tàu bán bè Hoang phí ----- bại sản
(buôn tàu bán bè không bằng ăn dè tiết kiệm )
Tự kiểm điểm ---- sẽ hoàn thiện Chơi với bạn xấu ---- sẽ đen lây (tiên trách kỉ, hậu trách nhân)
Trông ngóng người khác --- sẽ thất vọng
Ăn tốt, ngủ tốt
(ăn được ngủ được là tiên)
Vô sự
( một ngày vô sự làm tiên một ngày)
----------------------------------------------------------
Chống
Giận dữ ----- ăn trượng
( lành cho đường, dữ ăn trượng )
( nóng mất ngon, giận mất khôn)
Làm điều ác
(ác giả - ác báo)
(hại người người chẳng làm sao, ai ngờ trời ở trên cao đánh mình)
Đùa bỡn, trêu nghẹo
(trêu ong ong đốt, trêu bụt bụt châm)
(
127000
Xây Chống
Kính thiên
(một mớ lộc thánh bằng một gánh lộc trần)
Lành ---- ăn đường
( lành cho đường - dữ thêm trượng)
Vui vẻ giản dị
(xởi lởi trời cho - bo bo trời co lại)
---- ong đốt, bụt châm
Nhịn ----hưởng điều lành Chậm ----- uống nước đục
(một điều nhịn chín điều lành)
Hiền ---- Lành Hại nhân ----- nhân hại
(hiền lành, hiền hậu - vừa hưởng điều lành vừa có hậu)
Lành --- sẽ mạnh Ngủ trưa ------ nghèo
( lành mạnh)
thuận ---- sẽ lợi Sờ vào của người ---- ma ám
(thuận lợi)
Thuận --- sẽ lợi Nhòm ngó của người ---- người ghét
Đoàn kết --- sẽ mạnh Tưởng bở ---- sẽ bị thẹn
(một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao)
Nhân từ ---- con sẽ hiếu thuận Lộng ngôn ---- gọi họa
( cha từ con hiếu)
Chuyên cần ---- ấm no Tham ăn ---- thêm bệnh
( giàu đâu đến kẻ ngủ trưa, khó đâu đến kẻ nắng mưa chuyên cần)
Tâm thành ---- trời xét Nói xấu ---- người oán hận
(người xét bề ngoài, trời xét cái tâm)
tâm cần minh
Giữ luật ---- có phước Cho vay nặng lãi ---- hao tán của nhà
( khỏe chẳng khỏi phép)
Hành pháp ---- an toàn Tà dâm ---- nghiệp báo
( thương em anh để trong lòng, việc anh anh cứ phép công anh làm)
Tiết kiệm ----- hơn buôn tàu bán bè Hoang phí ----- bại sản
(buôn tàu bán bè không bằng ăn dè tiết kiệm )
Tự kiểm điểm ---- sẽ hoàn thiện Chơi với bạn xấu ---- sẽ đen lây (tiên trách kỉ, hậu trách nhân)
Trông ngóng người khác --- sẽ thất vọng
Ăn tốt, ngủ tốt
(ăn được ngủ được là tiên)
Vô sự
( một ngày vô sự làm tiên một ngày)
----------------------------------------------------------
Chống
Giận dữ ----- ăn trượng
( lành cho đường, dữ ăn trượng )
( nóng mất ngon, giận mất khôn)
Làm điều ác
(ác giả - ác báo)
(hại người người chẳng làm sao, ai ngờ trời ở trên cao đánh mình)
Đùa bỡn, trêu nghẹo
(trêu ong ong đốt, trêu bụt bụt châm)
(
VIẾT VỀ THUỶ TỔ CỦA DÒNG HỌ |
Ai người dẫn nhập khai cơ ?,
Từ đâu đưa đến ?, bao giờ ?, tại sao ? Khơi dòng, mở đất thế nào? Nên chi, nên nhánh công lao ai bì! THAY NÉN TÂM NHANG Người dưng năng gặp thành quen, Ruột rà không biết trở nên xa vời. Cùng làng đâu hẳn chung nôi, Khác quê lại vốn cùng nơi cội nguồn. * * * Dẫu còn lắm việc chải bươn, Vẫn giành công sức soạn nên cuốn này. Sơ kỳ Cha để lại đây, Chắt chiu tư liệu, chắp cây, nối cành. Gặp thêm các bậc cha anh, Ngoài làng, trong họ cho rành khởi nguyên! Đường xa, chân dạo trăm miền, Ý hay chép hỏi, sách nghiền ngẫm xem . Gắng công chắt lọc, kiếm tìm, Học thêm Hán ngữ để tầm cho ra. * * * “Dân ta phải biết sử ta” , Cháu con phải nhớ Ông Cha, ngọn nguồn. Nhớ người lấn biển, khai sơn, Người trồng cây Đức lưu ơn cao dầy. Xưa từ Tiên Lãng sang đây, Lập nên quê mới, nơi này Làng Hương. Sinh dòng Cao Mật họ Lương, Trải qua bao nỗi đoạn trường, nhục vinh . Sau tròn thập kỉ Hoà bình , Một nhánh lên với ngàn xanh lập làng . Từ đây cuộc sống sang trang, Có non, có biển họ hàng thêm đông. Hơn hai Thế kỉ bão dông , Hoà cùng trăm họ Lạc Hồng chung ca. * * * Tâm ta soạn Phả nhà ta, Chép về nguồn cội, Thân-Sơ, Xa-Gần. Ai xem còn chút băn khoăn, Hãy cùng góp, sửa thêm phần vẹn hơn . Hậu sinh hãy nhớ lời truyền: Giữ cho Gia phả tiếp biên đời đời. Muôn năm dòng họ nối dài, Nhà nhà Hạnh phúc, người người Hiển vinh. * * * Lời Cha, con nhớ đinh ninh , “Tâm, Tài, Trí, Thể” xin dâng lên Người.
Thủ tục khi bốc bát hương
Với người Việt, trong gia đình (ngay cả người theo Công giáo) nhà nào cũng có ban thờ và trong ban thờ một linh vật không thể thiếu được. Đó là bát hương hay bát nhang dùng để cắm cây hương sau khi đã thắp. Nhưng việc bốc bát nhang hay sắp đặt thế nào đâu phải ai cũng rõ.
1. Bát nhang là một vật linh thiêng dùng thờ cúng trong gia đình, là biểu hiện Tâm linh trên ban thờ. Đó là nơi mỗi khi thắp hương tưởng niệm, cầu cúng hướng tới tổ tiên, các vị thần linh hay gửi lòng thành kính vào cõi vô hình rồi chủ nhân cắm nén hương vừa đốt vào.
Trong gia đình tùy theo trách nhiệm là con trưởng, con thứ v.v... mà thờ phụng. Thông thường có 3 cấp bậc
- Thờ Phật: cầu mong sự bình an thanh thản đến với gia đình, giải thoát tai ương.
- Thờ Thần: thờ thổ công, long mạch, thần tài, tiền chủ những vị cai quản mảnh đất mình cư ngụ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn.
- Thờ gia tiên: họ nhà mình và các bậc phụ thờ theo tiên tổ. Nếu thờ tổ tiên họ tộc bên ngoại (trường hợp bên đó không có người thừa tự) thì phải lập bát hương và ban thờ khác.
Nhiều nhà lập 3 Ban thờ nhưng đa phần (trong đó có gia đình tôi) chỉ có một ban thờ. Một vẫn có tác dụng như vừa thờ gia tiên và thổ công, điều cốt yêu là định vị tâm thức vào ban thờ, đặc biệt khi cúng khấn. Nếu Tâm thành tuy một ban thờ nhưng thỉnh cầu vẫn tới cả Tổ tiên và Trời - Phật - Thánh - Thần; vẫn có tác dụng phù hộ độ trì, che chở bảo vệ cho gia chủ. Còn có lập nhiều ban thờ, thờ nhiều bát nhang mà phép tập hợp không đúng quy tắc thì vô tình gia chủ đã tạo ra sự tán phát, gây loạn năng lượng và khi đó không tác dụng phát huy sức mạnh Tâm linh khi cầu cúng.
Nhưng nhớ rằng các chư vị Thần, Thánh, Tiên, Phật đều là những bậc sáng suốt, công bằng, vô tư, không biết ăn hối lộ của vật chất thế gian do người trần dâng cúng. “Đức năng thắng số” và Luật Nhân Quả là luật thiêng liêng của Trời Đất. Sự giàu có, thăng tiến không phải do van xin, mà là do phúc đức từ kiếp trước, do tu dưỡng hiện thân. Việc thờ cúng, cầu khấn chỉ có tác dụng phù trơh, thúc đẩy thêm và cốt nhất ở tâm thành. Còn nếu kiếp trước gây nhiều việc ác, kiếp nầy làm nhiều việc xấu, tâm địa ác độc thì có lạy cầu đến dập trán, bươu đầu cũng không thể khá hơn. Hoặc như có người chỉ chăm chăm đi cầu đầu năm, giả lễ cuối năm nhưng cha mẹ sống thì đối xử tệ bạc, khi chất quên cả ngày giỗ thì việc cầu cúng Thần, Thánh, Phật đó phỏng có ích gì?
2. Đặt bát hương trên ban thờ phải theo một nguyên tắc nhất định của từng vùng. Bát nhang là nơi giáng của các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với cõi âm. Bát nhang thờ là hình thức hội tụ tâm thức. Giống như một sợi dây vô hình để khi gia chủ thắp hương cầu nguyện là thần linh, tổ tiên có thể chứng giám được lòng thành. Vì vậy bát nhang phải có sự phân chia riêng cấp bậc giữa "quan lại" và chúng dân.
Với người dân vùng đồng bằng Bắc bộ và những cư dân gốc ở đây thường là đặt 3 bát hương trên đế Tam sơn cho một ban thờ. Ba bát hương này khi đứng từ ngoài nhìn vào thì: bà tổ cô bên trái, thổ công chính giữa và gia tiên bên phải, Trong đó bát hương thổ công bao giờ cũng to hơn 2 bát kia và đặt ở vị trí cao hơn. Nhiều nhà đặt quá nhiều bát hương trên ban thờ là không đúng cách, không tổ hợp được sức mạnh Tâm linh hoặc là, theo thời gian số người mất trong gia chủ tăng lên thì bàn thờ cỡ bao nhiêu để bày cho đủ số bát hương (cho Tổ tiên, Kị, Cụ, Ông Bà, Bố Mẹ, Bà Cô, Ông Mãnh...). Mặt khác cũng không được dán giấy ghi rõ bát hương nào thờ Thần, bát nào thờ Tổ tiên, bát nào thờ ai cụ thể. Bởi ghi như vậy là một việc làm trịnh thượng vô tình đã "phạm thượng" với bề trên: người trần, con cháu quy định cho chỗ đi về cho Thần linh và Tiên tổ!
3. Việc bốc bát hương phải nhờ thầy, đó là thầy chùa (sư) hoặc pháp sư (người tu tại gia). Khi bốc bát hương các Thầy chú nguyện, thỉnh thần linh, vong linh về an nhập. Thực chất đây là việc cung cấp cho các vật thờ cúng một nguồn năng lượng ban đầu và sau này trong quá trình thờ cúng, năng lượng đó ngày một tăng trưởng khiến cho độ linh thiêng ngày càng cao. Đây cũng tương tự như việc Khai quang, Điểm nhãn cho tượng mỗi khi đúc xong, việc này có tác dụng làm tăng linh khí của pho tượng và bát nhang trước khi thờ cúng, nhằm không cho các vong linh hỗn tạp tá vào. Theo dân gian chỉ sau khi hoàn thành công đoạn này thì việc mới biến một vật từ vô tri trở nên linh thiêng, bát nhang mới có các vị Thổ công, Thần linh, Gia tiên theo chứng minh cho thân chủ khi vái cúng và tạo được linh khí để có thể giúp đỡ, độ trì cho gia chủ.
4. Quy trình bốc bát nhang:
Bát hương vốn là vật vô tri (bằng sứ hay bằng đồng) chỉ sau khi thực hiện các thủ tục "bốc bát hương" thì bát hương đó mới có tác dụng làn vật cắm nhang khi thờ cúng. Nếu bát hương không được bốcđúng cách cũng giống như nhà không chủ. Khi đó Thần, Phật, Tổ tiên giáng lâm độ trì thì ma quỷ cũng chen chân theo để quấy phá gia chủ.
- Khi mua bát hương cần chọn loại không có chữ Hán viết ở thành.
- Đầu tiên khi mua một bát hương về thì phải rửa qua nước muối rượu gừng có pha chút nước hoa hay thả vào mấy cánh hoa hồng cho thơm để làm sạch những phần hữu hình rồi phơ cho khô hay đem xông trầm hương. Nước đã dùng đổ ra trước sân hay vẩy chung quanh nhà, không đổ xuống cống.
- Sau đó lót ở đáy bát nhang một mảnh giấy trang kim vàng (vừa để lót, vừa phòng các đồ yểm trong bát không bị cháy theo khi bát nhang “hoá”).
- Bát nhang đã được làm đúng pháp là bát nhang có cốt: Cốt bát nhang có 7 thứ báu (Thất bảo) như vàng, bạc, ngọc, mã não, san hô,...Tối thiểu có 3 thứ: vàng, bạc, ngọc được bọc bởi 1 tờ giấy tráng kim dùng bút đỏ đã được làm phép chú bút, chú giấy, chú mực ghi một số chữ (do sư ghi, chữ thiên do các vị Thánh ngự ghế viết). Trong bát nhang còn có tiền âm ("Ngũ Lộ Thần tài"), tiền dương màu đỏ mệnh giá mang số 5 (sinh) được gấp thành các chiếc thuyền nhỏ xếp xung quanh khối cốt thất bảo.
- Sau đó đổ tro đốt bằng rơm nếp (hay trấu) mà ngày nay thướng có bán tại các hàng mã vào cho đầy, đứng cho cát vì cát nặng. Dùng trấu rất tốt bởi trấu bọc gạo là hạt ngọc của Trời, nó thanh sạch, cao quý.
- Nhiều người còn dán ra ngoài bát nhang ở chính diện, nơi in hình mặt trời có 2 con rồng chầu vào một mảnh giấy đỏ có viết chữ bằng mực Tàu tên của bát nhang.
- Sau cùng là đọc Kinh hay Chú Mật Tông, Tiên Gia tùy theo môn phái của Thày để an vị Bát nhang. Khi làm phép lần đầu, người bốc bát hương cắm cây chữ Thọ bằng đồng để thắp hương vòng; cắm 9 hay 3 cây nhang tùy bát của Phật hay các tầng khác. Lúc an vị cần đặt bát hương ngay ngắn sao cho mặt nguyệt (lưỡng nghi) nằm trên trục vuông góc với bàn thờ và theo hướng bàn thờ và Bát nhang chính ở vị trí giữa (so với 2 cạnh bên bàn thờ).
Chỉ khi hoàn thành các công đoạn này thì bát hương mới chính thức được đưa vào sử dụng làm vật thờ cúng và mới có đủ linh lực.
5. Sử dụng bát hương:
Bát hương đã bốc xong, gia chủ phải đặt nơi bàn thờ sạch sẽ, không nên để uế tạp. Mỗi khi sắp xếp lại ban thờ (thường vào 23 và 30 tháng Chạp) phải khấn vái, xin phép và chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn,... còn bát nhang, bài vị đã định vị thì không được xê dịch. Khi vệ sinh bát nhang, bài vị phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu cho pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch.
Đồng thời, khi chân nhang quá nhiều cần rút bớt, nhớ để lại 5 chân. Những chân nhang đã nhổ cần rồi đốt. thả tro xuống sông suối.
Bát nhang bỏ đi (ví dụ bát nhang của ban thờ vong) cần thả xuống sông suối (tốt nhất là đặt trên miếng xốp nổi), tránh vất nơi uế tạp. Nghiệm ra nhưng người (gia chủ hay vì chức trách) xử lý không đúng với bát hương sẽ gặp sự không may.
Mỗi khi cầu cúng cần mở rộng cửa, thắp đèn trước (khởi động), rót nước, rót rượu (dương cầu âm), rồi thắp hương (phát sóng) và khấn cúng (kêu cầu). Chú ý thắp 3 hay 5 nén hương bởi 3, 5 là số lẻ, thuộc Dương mà Dương thờ Âm là hợp lẽ. Nếu thắp quá nhiều hương sẽ mở đường cho Thập loại chúng sinh đến, tạo ra sự lộn xộn, phiền toái cho Thần, Tổ tiên mình thỉnh cầu. Nhớ rằng khi thắp phải để hương cháy đều, dùng tay phẩy nhẹ cho tắt lửa, không thổi. Khi cắm hương cần cắm cho ngay ngắn mới có tác dụng dẫn lời thỉnh cầu tới đúng nơi cần đến. Đồng thờ không cắm chồng các chân hương lên nhau nhằm tránh tạo ra những lớp thô (cũ) và thanh (mới) và phòng bốc hoả.
Trường hợp bát hương tự nhiên bốc cháy, dân gian cho rằng báo "điềm” hoá âm là khi chân hương cháy âm ỉ từ trong ra rồi đổ ra xung quanh thường liên quan đến mồ mả, thờ cúng còn hoá dương là cháy từ trên xuống có liên quan đến nhà cửa, cuộc sống hằng ngày. Khi đó cần để hoá hết nhưng nhớ phòng hoả hoạn đừng dùng lửa dập tắt tránh "Thuỷ Hoả giao tranh".
Nếu đang cầu cúng mà hương tắt cứ để thế mà châm lửa tiếp, đừng nhổ lên đốt lại bởi khi nhổ lên cắm lại thành hương thừa, mất gốc, cầu cúng mất linh nghiệm. Cổ nhân cho rằng, ngoài lý do hương kém phẩm thì cần phân biệt:
- Hương tắt phần trên là ở Thiên, liên quan đến nóc nhà, ban thờ...
- Hương tắt ở đoạn giữa là Nhân, liên quan đến thành viên gia đình;
- Hương tắt đoạn cuối nghĩ đến Địa, liên quan đến mồ mả, đất cát...
Thế đấy xung quanh bát hương có nhiều việc cần biết. Song còn do hoàn cảnh và tập tục mỗi nơi. Nhớ lại ngày trước chúng tôi chỉ đốt hương trong 3 ngày Tết. Bát hương tự tạo bằng cốc nhựa, bát ăn, bên trong đựng gạo. Ngay hôm cưới tôi, nhà vợ chưa kịp bầy bát hương tôi đã phải chặt một khoanh chuối, quấn giấy đỏ xung quanh. Sau này, khi đã đi nhiều, nghe lắm, chắt lọc sách vở tôi đã cỡ vạc ra nhiều nhưng có những điều vẫn chưa lý giải nổi, đặc biệt ngẫm ra mình thực hiện còn chưa đúng nghi thức trên. Sửa dần vậy nhưng cốt ở Tâm thành!
|
Keine Kommentare:
Kommentar veröffentlichen